Skip to main content

Posts

5 bí quyết để trở nên giàu có mà ai cũng nên biết

                                Khi bạn thay đổi suy nghĩ, hành vi sẽ tự nhiên thay đổi và tạo ra của cải. 1. Người giàu luôn biến mong muốn thành hành động Harv tin rằng hầu hết mọi người không thể có được thứ họ muốn, nếu chỉ giữ mong muốn đó trong suy nghĩ. Thậm chí, nhiều người còn chẳng biết mình muốn gì. Nhưng người giàu luôn nhận thức được rằng, không có khoản tiền nào trên trời rơi xuống.  Harv cho rằng, nếu bạn "quyết tâm" trở nên giàu có, bạn sẽ cống hiến hết mình mà không e dè, chẳng hạn như sẵn sàng làm việc 16 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, hy sinh thời gian dành cho gia đình và bạn bè… Những người giàu có sẽ chuẩn bị tốt và sẵn sàng hy sinh những điều này để đạt được mục tiêu thịnh vượng. Nguồn ảnh: Internet 2. Người giàu chưa chắc đã thông minh hơn, nhưng chắc chắn giỏi quản lý tiền bạc hơn "Người giàu không thông minh hơn người nghèo, chỉ là họ có thói quen quản lý tiền khác với người nghèo." Harv đã thẳng thắn nói rằng sự khác biệt lớn nhất giữa thành công
Recent posts

Bức tranh marketing chiến lược ở VN

Khái niệm marketing thì nhiều doanh nghiệp đã biết. Nhưng sử dụng và định hướng như thế nào không phải là điều đơn giản. Ngày nay, khái niệm marketing được dùng khá phổ biến tại Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông trên báo, truyền hình và các sự kiện được kích hoạt. Tuy nhiên, marketing chiến lược là vấn đề khá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng cách thức này như thế nào để đạt được những kết quả cụ thể cho doanh nghiệp vẫn còn là điều cần phải bàn thảo kỹ. Vinamilk, đã sử dụng marketing chiến lược để đạt được vị thế của mình tại Việt Nam. Thế nào là marketing chiến lược? “Marketing chiến lược liên quan đến việc xác định các mục tiêu tiếp thị, phát triển và thực hiện chương trình tiếp thị. Quá trình tiếp thị liên quan đến việc phân tích chiến lược tiếp thị, phân tích tình hình tiếp thị, xây dựng một chiến lược tiếp thị, chương trình phát triển thị trường, thực hiện và quản lý các chiến lược tiếp thị”, ông Đoàn Đình Hoàng một chuyên gia

Ai lãnh đạo nước này?

1. Tàu TQ cắt cáp tàu VN, bắn ngư dân trong lãnh hải Việt Nam, phản ứng của LĐ VN chỉ “đánh võ mồm”! ở cấp Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao 2. Malaysia : phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt đuổi Báo chí Trung Quốc cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ 3.  Indonesia : bắt giữ tàu Trung Quốc và phản đối lên LHQ các tàu đánh cá và thuyền viên Trung Quốc đã từng bị tàu hải quân Indonesia bắt giữ khi ngang nhiên đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Báo Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đã xác nhận tin này 4.  Nhật: bắt giữ thuyền trưởng tàu Trung Quốc Khác với cách giải quyết vấn đề của Việt Nam, Nhật Bản đã tỏ ra cứng rắn hơn. Họ giữ tàu và bắt thủy thủ đoàn Trung Quốc ngay lập tức để điều tra. Đã hai lần phía Nhật gia h

Mỗi người một hành động, TẨY CHAY TRUNG QUỐC

Boycott them, please!!! Những ngày này, trên các diễn đàn phi chính thống sục sôi khí thế chống Tàu. Đây là một biểu hiện đáng trân trọng của rất nhiều người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia. Những gợi ý từ tầm chiến lược như liên minh với Mỹ, tăng cường năng lực quân đội, lập lượng lực hỗ trợ ngư dân cho đến những hành động thiết thực như biểu tình, không tẩy chay hàng Tàu, … Tuy nhiên, bất kỳ hành động nào cũng cần có một sự tính toán đầy đủ để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Xin được đưa ra một số gợi ý về Chiến tranh nhân dân trong việc chống Tàu. Về tương quan lực lượng, Việt Nam là một nước nhỏ so với Tàu về dân số, tiềm lực quân sự, tiềm lực tài chính. Trong một thời gian quá dài, Việt Nam đã bị ru ngủ bởi dã tâm bành trướng thông qua 16 chữ và 4 tốt (ít nhất là sự tuyên truyền chính thống và sâu rộng). Đoạn trích dẫn dưới đây cho thấy tương quan kinh tế giữa VN và Tàu là rất lớn. ( Trích nguồn từ www.thuongmai.vn ) "Hiện, thị trường nội

Quản trị tiếp thị chiến lược, tình huống Việt Nam

Marketing, chiến lược hay thực thi Bức tranh tổng quan về quản trị tiếp thị chiến lược. Marketing là quá trình xác định và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp. Marketing hỗn hợp là sự kết hợp độc đáo của bốn P tiếp thị cụ thể là sản phẩm, giá cả, địa điểm, và khuyến mãi. Sau khi cân nhắc các yếu tố khác ảnh hưởng đến kinh doanh, ba P khác là con người, bằng chứng hữu hình, và quản lý quy trình đã được thêm vào bốn P để thành marketing hỗn hợp mở rộng. Có năm các khái niệm cơ bản trong tiếp thị cụ thể là các khái niệm sản xuất với chi phí thấp, khái niệm sản phẩm chất lượng, khái niệm thúc đẩy bán hàng, khái niệm marketing tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng, và tiếp thị các khái niệm xã hội tập trung vào vấn đề đạo đức của công ty trong tiếp thị. Đối với một công ty thành công các kế hoạch tiếp thị phải được liên kết với chiến lược của công ty. Chiến lược có nghĩa là để dẫn đầu. Chiến lược giúp công ty sử

Marketing chiến lược vs marketing ứng dụng?

Dạo này, bật TV lên nhìn thấy quảng cáo của Xmen. Đây là một Xmen thời Marico (mua 85% ICP từ 2/2011). Xem ra vẫn không có gì mới. Với những trò hành động, tung hứng ngôn từ kiểu trào lưu quảng cáo, hành động kiểu Hollywood, ... Ra đời từ năm 2003, Xmen là một điển cứu thành công cho trường phái trọng Marketing chiến lược. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt các thương hiệu dầu gội đến từng phân khúc chức năng như mượt tóc, trị gàu, chống chẻ ngọn, ... cho đến phân khúc cảm xúc như cá tính, mạnh mẽ, thành đạt, ... Xmen ngạo nghễ bước vào thị trường với một đại dương cho riêng mình: "đàn ông thì có dầu gội cho riêng đàn ông". Một chiến lược thành công, nói cho cùng trong một bối cảnh cụ thể. Khi mà tất cả các loại dầu gội hiện có tập trung nói về chức năng, về cảm xúc cụ thể, Xmen đã đưa một lát cắt bén hơn dao cạo vào vùng cấm của "bản năng đàn ông": Gì cũng được, răng không còn thì húp cháo - chỉ tuyệt đối không chấp nhận mình YẾU (chuyện ấy). Vì thế dùng

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn đầu tư tài chính về Thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt có chăng? 1/ Theo anh, từ sau 1975 cho đến nay đâu là thời điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Và cho đến nay việc xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như thế nào? Thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển thương hiệu là gì? Sau năm 1975, Việt Nam theo đuổi nền kinh tế tập trung đến hết năm 1986 thì chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, từ chủ trương của Bộ chính trị đến các chính sách triển khai nên khoản từ năm 1988 trở đi mới bắt đầu xuất hiện kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của chuyển đổi sang kinh tế đa thành phần, doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết bài toán sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thiếu thốn nghiêm trọng nên nhưng vấn đề và marketing, thương hiệu chưa được nói đến. Manh nha vấn đề thương hiệu bắt đầu xuất hiện trong những dự án liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.