Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2011

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn đầu tư tài chính về Thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt có chăng? 1/ Theo anh, từ sau 1975 cho đến nay đâu là thời điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Và cho đến nay việc xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như thế nào? Thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển thương hiệu là gì? Sau năm 1975, Việt Nam theo đuổi nền kinh tế tập trung đến hết năm 1986 thì chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, từ chủ trương của Bộ chính trị đến các chính sách triển khai nên khoản từ năm 1988 trở đi mới bắt đầu xuất hiện kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của chuyển đổi sang kinh tế đa thành phần, doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết bài toán sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thiếu thốn nghiêm trọng nên nhưng vấn đề và marketing, thương hiệu chưa được nói đến. Manh nha vấn đề thương hiệu bắt đầu xuất hiện trong những dự án liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Xây dựng thương hiệu, mệnh lệnh của nền kinh tế hội nhập

Nụ cười thương hiệu Passio Coffee to go Thương hiệu (brand) là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu cũng chính là vũ khí cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng thương hiệu, vì vậy càng trở nên bức bách với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và hiểu thấu đáo lộ trình xây dựng thương hiệu. Thương hiệu có nguồn gốc từ việc đóng dấu hiệu nhận biết của chủ sở hữu lên nô lệ hay vật nuôi để xác nhận quyền sở hữu từ thời cổ. Tuy nhiên, thương hiệu sử dụng phổ biến khoản từ thập niên 80s của Thế kỷ 20 khi hoạt động Mua bán & sáp nhập (M&A) diễn ra mạnh mẽ. Điển hình nhất là vụ mua lại Rowntree, nhà sản xuất Chocolate và kẹo của Anh quốc lớn thứ tư thế giới, bởi Nestle vào năm 1985. Giá trị thương vụ này lên đến 2,5 tỷ bảng Anh, gấp 8 lần giá trị tài sản thể hiện trên sổ sách kế toán của Rowntree vào thời điểm mua bán. Một phần quan trọng

Sai lầm cần tránh trong văn hóa đọc

Lang thang trên mạng, đọc được bài này. Post lên Blog để tự răn mình. 1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí. 2) Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn . 3) Chúng ta rất lười ghi chép Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó. 4) Chúng ta đọc theo phong trào Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối”. Đơn giản rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc cho mình. 5) Chúng ta giả vờ đọc Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để