Skip to main content

Mười vấn đề về thương hiệu Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu (Kỳ 3)

3. Có phải thương hiệu chỉ dành cho nhà kinh doanh tiêu dùng

Thương hiệu, cho dù chưa có sự thống nhất về khái niệm nhưng đều được khẳng định là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu chắc chắn không chỉ dành cho các nhà kinh doanh hàng hoá tiêu dùng. Một chính trị gia vẫn cần có hình ảnh tốt để tìm kiếm những là phiếu từ công dân, một ngôi sao ca nhạc vẫn cần có một hình ảnh ấn tượng để thu hút khán giả, IMF cũng cần một hình ảnh tốt đẹp để tạo dựng uy tín của tổ chức đối với các quốc gia thành viên.
Một nhà kinh doanh, một doanh nghiệp cho dù là đang kinh doanh ở lĩnh vực ngành nghề nào cũng cần có và phải xây dựng thương hiệu cho mình. Hàng trăm tỷ dollar đang đổ ra trên toàn thế giới mỗi năm cho đầu tư thương hiệu trên thế giới có cả những doanh nghiệp sản xuất từ cây kim sợi chỉ đến những doanh nghiệp sản xuất máy bay, cả những thương hiệu về hàng hoá lẫn dịch vụ.
Tuy nhiên, với các loại hàng hoá tiêu dùng, thương hiệu có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
4. Doanh nghiệp thay đổi như thế nào để phát triển thương hiệu ?

Để phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những thay đổi mạnh mẽ từ cách suy nghĩ cho đến cách thức điều hành, lựa chọn đầu tư, v.v
- Trước hết, thay đổi cần có là thay đổi về nhận thức. Không nghi ngờ gì nữa, thực tế đã cho thấy một thương hiệu vững mạnh là tài sản vô hình to lớn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi cách nghĩ. Sự lớn mạnh của một doanh nghiệp, giờ đây không chỉ là số liệu kết quả kinh doanh, vốn, công nghệ, chất lượng sản phẩm, những yếu tố hữu hình thuần túy nữa mà phải bao gồm cả uy tín của thương hiệu. Sản phẩm có thể lỗi thời, sản phẩm có thể làm giả, có thể nhái – thương hiệu thì không.
- Kế đến, nhận thức về giá trị của thương hiệu chỉ ở cấp lãnh đạo không chưa đủ. Giá trị và uy tín thương hiệu phải được nhận thức sâu sắc, được cảm nhận và yêu mến bởi tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Một thái độ nhã nhặn của người gác cổng, một nụ cười của nhân viên tiếp tân đều có ý nghĩa sống còn trong việc gầy dựng và củng cố thương hiệu.
- Thương hiệu lại là thứ không thể có được trong một sớm một chiều. Hơn thế nữa, khi đã có được một thương hiệu đáng giá thì việc giữ cho nó thêm bóng trong nhận thức của mọi người lại càng khó hơn. Gầy dựng thương hiệu, do vậy, là một quá trình lâu dài, kiên trì, tốn nhiều công sức và tiền của. Thay đổi thứ ba này nhấn mạnh đến tính dài hạn, tính chiến lược của việc xây dựng thương hiệu.
- Thay đổi thứ 4 phải có đó là tính chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Tạo ra một sản phẩm tốt, có một mạng lưới phân phối hữu hiệu là điều không dễ dàng gì đối với doanh nghiệp. Thì trong việc xây dựng thương hiệu, xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong nhận thức của người khác là là điều khó khăn bội phần. Do vậy, tính chuyên nghiệp là yêu cầu không thể thiếu.
- Và cuối cùng, một khoản đầu tư cho thương hiệu hiệu quả là điều nên làm cho dù có thể bị đánh đổi bởi lợi nhuận. Nhưng với một nhà quản trị tài ba, cái để phân biệt với các nhà quản trị bình thường khác chính là sự bền vững. Chỉ có bền vững thì mới có tăng trưởng.
Thương hiệu Việt Nam đích thực phải có sức sống ở phạm vi toàn cầu. Các nhà tương lai học dự báo thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các quốc gia châu Á.
Những doanh nhân năng động, dám chèo thuyền trên biển lớn sẽ là chủ nhân của những thương hiệu Việt Nam nổi tiếng trong tương lai.
Những thương hiệu Việt Nam đích thực trong tương lai sẽ mang dấu ấn đậm nét của sự sáng tạo.
Để xây dựng và phát triển một thương hiệu, những vấn đề cần thiết phải quan tâm là :
- Nhận thức về giá trị thương hiệu
- Phản ảnh được các giá trị tinh thần mà chủ nhân thương hiệu theo đuổi trong mối quan hệ hoà hợp với con người, với tự nhiên, với xã hội.
- Cam kết theo đuổi việc tạo ra các lợi ích từ thương hiệu
- Đầu tư dài hạn
- Có chiến lược thương hiệu thích hợp
- Có con người chuyên nghiệp

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh