Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2006

Thấy và ngẫm!

chừng nào người dân còn chưa thấy được quyền lực của mình, và chưa tin tưởng vào khả năng thực thi quyền lực của mình thì chống tham nhũng cũng chỉ là những khẩu hiệu mà thôi. Rời khỏi lớp lúc 15 giờ, Marry Nguyen, một người Mỹ gốc Việt, vội ra xe để kịp đến buổi giảng tại trường đại học UMass. Hôm nay, Marry Nguyen phải tham dự một chuyên đề về phương pháp giảng dạy bậc Trung học do Michael Nichoson, một giáo sư danh tiếng trình bày. Để tham dự buổi hội thảo này, Marry Nguyen phải đóng mức phí tham dự là 500 đô la Mỹ. Hội thảo có khoảng hơn 20 người tham gia, toàn bộ đều là giáo viên. Phần lớn họ đến từ Boston, vài người trong số họ đến từ tiểu bang New Jersey, Virginia, New York. Buổi hội thảo diễn ra rất sôi nổi, diễn giả và thính giả tham gia thảo luận rất nhiều về phương pháp giảng dạy do Giáo sư Michael đã nghiên cứu trong vòng ba năm qua và các tình huống thực tiễn của các giáo viên tham gia. Đến 9 giờ tối, Marry mới có thể rời khỏi Hội thảo. Phải gần 45 phút lái xe, Marry mới v

Tản mạn về “Chuỗi bán lẻ”

Một vấn đề có lẽ đã trở nên nhàm chán nhưng vẫn chưa cũ đó là “chuỗi bán lẻ”. Xin được lạm bàn thêm vài góc cạnh của vấn đề mà báo chí, truyền thanh, truyền hình đang đề cập đến. Lịch sử loài người đã trải qua giai đoạn săn bắn, hái lượm những sản vật tự nhiên để sinh tồn. Và dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng có thể có cái ăn cái mặc để sinh tồn nên con người biết chủ động sản xuất để cung cấp nhu cầu cho nhu cầu của mình. Trong xã hội, lại không phải mọi nhà, mọi nhóm người đều sản xuất đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho mình, và do vậy nhu cầu trao đổi qua lại phát sinh. Từ hình thức trao đổi hàng đổi hàng thưở sơ khai, con người đã tiến đến dùng tiền làm công cụ trao đổi. Vậy thì, bán – mua được hình thành khi nhu cầu trao đổi hàng hoá xuất hiện. Sự phức tạp của hoạt động trao đổi cũng gia tăng dần theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, người sản xuất tự mình tạo ra hàng hoá và tự mình mang đi trao đổi với người có nhu cầu. Nhưng cũng vì tính hiệu quả, nào là muốn mang hàng đi bán thì phải biế

Franchise Việt Nam - Kỳ 3: Khái quát và vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế (tt)

2. Vai trò của nhượng quyền thương mại 2.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại trong các nền kinh tế phát triển • Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế , hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Quan điểm này cũng xuất phát từ sự chênh lệch về quyền lực và chênh lệch về thông tin giữa các bên t

Liên kết thương hiệu để hội nhập kinh tế

Mặt dù, từ ý tưởng liên kết đi đến hiện thực vẫn còn một giai đoạn khá dài nhưng cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có những tính toán chiến lược để có thể sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới “Thương hiệu sống sót trong thế giới của Wal-Mart” (Brand-Name Survivor in Wal-Mart World) là tựa một bài viết của tác giả Jim Lubak Trên báo The Street ra ngày 23.2.2005 rất đáng cho chúng ta suy ngẫm. Trong nền kinh tế hội nhập, thực sự sản xuất hay phân phối đóng vai trò quyết định trong quá trình tồn tại của một thương hiệu? Rõ ràng đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Bài viết trên đề cập đến việc sát nhập giữa P&G và Gillette. Xin có vài dòng tóm tắt về hai thương hiệu này. P&G là tập đoàn hóa mỹ phẩm lớn nhất Hoa Kỳ hiện tại cả về doanh số và thị phần. P&G sở hữu hàng loạt thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta chắc cũng đã từng biết đến như Tide, Pampers, Downy, Crest, Ariel, Pantene, Oley, Head & Shoulders, v.v với trên 110.000 lao động và có văn phò

Thương hiệu hay sản phẩm?

thời thế đã thay đổi khi ngày nay, các thương hiệu không để cho người tiêu dùng tự cảm nhận các giá trị đó thông qua sự trải nghiệm cá nhân mà chủ động lèo lái, dẫn dắt, tạo ra các giá trị đó, thậm chí cả những giá trị mà người tiêu dùng chưa thể tự hình dung. Nói cách khác, sự trải nghiệm của khách hàng phần lớn lại đến từ chính các hoạt động xây dựng thương hiệu của các công ty Xây dựng thương hiệu: chìa khoá vạn năng? Là một cảnh báo rất đánh chú ý cho doanh nghiệp nếu chỉ lo cho thương hiệu mà quên đi giá trị đích thực của thương hiệu nằm ở chính sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân phối, nhân lực, tiềm lực tài chính, v.v nói chung là các giá trị hữu hình của doanh nghiệp. (Xin đọc bài viết trên TTCN số ra ngày 10/04/2006) Tuy nhiên, xin mạn phép tác giả có thêm một vài ý kiến nhỏ nhằm làm rõ hơn vai trò của thương hiệu. Nền kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã làm thay đổi khá nhiều những giá trị mà trước đây, có lúc chúng ta tưởng rằng là bền vững, l

Cái chết hay sự hồi sinh?

Một đặc điểm then chốt của nền kinh tế thị trường là bất kỳ công đoạn nào của quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng cũng sẽ luôn tồn tại khi nào nó còn tạo được giá trị gia tăng cho xã hội mà chính xác hơn là cho khách hàng Những tin tức tích cực từ phiên đàm phán đa phương thứ 12 của Việt Nam về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva càng làm nóng hơn dư luận trong nước. Tâm điểm nóng được cho là nằm ở lĩnh vực thương mại bán lẻ và nông nghiệp. Những cảnh báo kiểu như “chết trên sân nhà”, “sự xâm lăng của thương hiệu ngoại”... xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trong các diễn đàn. Liệu có cái chết nào không trong việc gia nhập vào sân chơi WTO của nền kinh tế Việt Nam? Câu trả lời, theo tôi, là “không”. Không có cái chết mà chỉ có sự hồi sinh, một sự hồi sinh mạnh mẽ. Tôi dùng chữ “hồi sinh” vì cái được gọi là “chết” thực ra đã chết từ lâu rồi nhưng chưa chôn mà thôi. Có ai trong số chúng ta nghĩ rằng mình được đối xử như thượng đế khi phải chen lấn để mu

Franchise Việt Nam - Kỳ 2: Khái quát và vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế

Chương I Khái quát và vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế 1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới Trước hết, khi nghiên cứu về nhượng quyền thương mại ta không thể không tiếp cận đến khái niệm thương hiệu. Tuy nhiên, có hai thuật ngữ khá phổ biến nhưng bị nhầm lẫn đối với rất nhiều người là nhãn hiệu và thương hiệu. Xin được giải thích theo quan điểm của người viết và qua đó xác định luôn cách dùng của từng thuật ngữ trong toàn bộ tài liệu này. Nhãn hiệu • Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý • Được bảo hộ bởi pháp luật • Do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ trách • Có tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký • Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Thương hiệu • Nhìn nhận dưới góc độ quản trị tiếp thị

RỦI RO TRONG TÁI LẬP CÔNG TY

Làn sóng đổi mới của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một thế hệ các “doanh nghiệp mới”. Đặc thù của các doanh nghiệp này là phát triển đi lên từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ có quy mô gia đình. Do vậy, mô hình quản lý mang tính chuyên chế rất cao, mọi hoạt động điều hành công ty tập trung vào một đầu mối là chủ sơ hữu doanh nghiệp. Nhân sự có trình độ thấp, một số trường hợp có quan hệ họ tộc với chủ sở hữu. Mô hình quản lý này giúp các quyết định trong hoạt động kinh doanh được ban hành nhanh chóng, rất linh hoạt nhất là những quyết định liên quan đến giá cả đầu vào, giá bán đầu ra, các quyết định đầu tư. Và điều quan trọng không kém, đó là cảm giác an tâm khi chính chủ sở hữu công ty giám sát và can thiệp vào tất cả các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có độ nhạy cảm cao với hoạt động đầu tư kinh doanh đã tạo dựng nên những thành tựu to lớn cho doanh nghiệp của mình và trên phạm vi rộng là sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi quy mô của doa

Franchise Việt Nam - Kỳ 1: Tóm tắt nội dung

Năm 2006, Luật thương mại sửa đổi chính thức đưa loại hình Nhượng quyền thương mại (Franchise)vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Với kinh nghiệm 3 năm làm việc tại Trung Nguyên và khoảng 5 năm nghiên cứu về lĩnh vực này tác giả đã chọn viết đề tài về chủ đề này cho luận văn tốt nghiệp Cử nhân luật niên khoá 2002-2006. Xin được chuyển tải lên blog này để cùng chia xẻ với các bạn một chủ đề đang hấp dẫn tại Việt Nam. Tóm tắt nội dung Vào những năm 1998, 1999 một hiện tượng kinh doanh được nói nhiều bởi các phương tiện truyền thông và các nhà nghiên cứu kinh tế. Các quán cà phê có thương hiệu Trung Nguyên liên tiếp mọc lên không chỉ tại Hồ Chí Minh mà còn nhiều tỉnh thành khác. Rất nhiều người tự hỏi, bằng cách nào một doanh nghiệp non trẻ không có nhiều vốn và kinh nghiệm thương trường lại có thể nhanh chóng tạo nên một hiện tượng về kinh doanh tại Việt Nam như vậy. Nhượng quyền thương hiệu (tên gọi hiện tượng này vào thời kỳ đó), một khái niệm rất mới đối với hoạt động kinh doanh tạ

Suy nghĩ về dự thảo Luật doanh nghiệp thống nhất

Luật doanh nghiệp thống nhất có một tham vọng rất đáng khích lệ nhưng tính liên thông với các đạo luật khác chưa thể hiện rõ Trước hết, cho phép tôi xác định phạm vi góp ý của mình xuất từ quan điểm cá nhân về những vấn đề chung nhất. Với sự hiểu biết nông cạn về luật pháp xin được phép không đưa ra bất kỳ ý kiến nào có tính câu chữ, ngôn từ vì chắc chắn các chuyên gia về luật pháp sẽ là lực lượng tốt nhất làm việc này. 1. Phải xác định cho thật rõ mục tiêu của Luật doanh nghiệp thông nhất là gì? a. Chỉ khi được hiểu đầy đủ về tinh thần cốt lõi của Luật thì mới có thể có những góp ý đúng hướng. b. Theo hiểu biết của cá nhân, trong lời mở đầu, mục tiêu luật doanh nghiệp thống nhất bao gồm: i. huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ii. bảo đảm quyền tự do bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; iii. bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; iv. thúc đẩy hội nhập