Skip to main content

Từ Dick Hughues nghĩ về thương hiệu


Dick Hughes (giữa) cùng những người em VN xem lại những tấm ảnh của các thành viên bụi đời ngày trước - Ảnh: Minh Đức
Dick hiện đang sống tại New York và vẫn là một diễn viên sân khấu với nhiều dự án xã hội. Ông đang vận động các nhà hảo tâm đóng góp cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam tại VN.

Nhân đọc bài báo khá xúc động trên báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ Năm, 8/3/2007 bỗng ngộ ra nhiều điều trong trải nghiệm xây dựng thương hiệu.

Trích nội dung bài báo như sau:

Ngày trở lại của Dick Hughes

TT - Một buổi chiều đầu tháng 1-2007, lúc đáp máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Dick Hughes bất ngờ khi thấy cả một “đội quân” ra đón. Họ là những bác xích lô, người bán sách, thợ sửa viết, chủ trang trại... đứng đón một ông người Mỹ tuổi ngoài lục tuần. Đó là lần thứ hai họ gặp lại nhau sau hơn 30 năm xa cách.

Cuộc gặp định mệnh

Dick kể ông đến VN vì phẫn nộ trước cuộc chiến mà nước Mỹ đang tiến hành tại VN. “Lúc đó tôi vừa học xong thạc sĩ sân khấu và mới bắt đầu con đường sự nghiệp đầy triển vọng” - Dick nói. Nhưng những bản tin chiến sự trên truyền hình và những buổi học về phản chiến tại trường (teach-in) đã “làm dậy bao con sóng đạo đức, đánh liên hồi khiến tôi không thể nào yên lòng tiếp tục sự nghiệp. Tôi biết mình phải giải quyết nó bằng cách này hay cách khác”, Dick viết trong một bức thư gửi Tuổi Trẻ. Và thế là Dick cùng một người bạn đi quyên góp để ông đến VN dưới danh nghĩa là phóng viên của Trường đại học Carnegie Mellon, nơi ông tốt nghiệp khoa sân khấu.

Dick đáp máy bay xuống Tân Sơn Nhất, Sài Gòn vào một ngày tháng 4-1968, hai tháng sau Tết Mậu Thân, với hai bộ quần áo, khoảng 1.500 USD và một ước muốn mơ hồ là làm chuyện gì đó để giúp VN. Ông kêu một chiếc taxi đến thẳng trung tâm báo chí. Vì người tài xế chẳng biết trung tâm báo chí ở đâu nên đưa ông thẳng đến tổng lãnh sự Mỹ. “Tòa nhà trông cứ như một trại tù với rất nhiều lính canh”, vì thế ông ra ngồi ở công viên trước trụ sở ủy ban nhân dân thành phố bây giờ. Ông đang ngồi sắp đống giấy tờ thì một đứa bé người ghẻ lở, mặc áo thun, quần cụt và đi chân đất đến hỏi bằng thứ tiếng Anh bồi: “Ông tên gì? Là dân thường hay lính?”. Dick vừa bất ngờ vừa tò mò nên dò hỏi và biết em tên Thắng. Cuộc gặp đầu tiên với Thắng khiến chàng diễn viên lúc đó 24 tuổi nảy ra một kế hoạch.

Những ngày sau đó, Dick đi khắp thành phố và đâu đâu cũng thấy trẻ bụi đời với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một số em từng chứng kiến cảnh gia đình bị bắn giết trong các trận đánh, một số khác sống với cha hoặc mẹ trong các ngôi nhà dựng tạm và đa số các em không biết gia đình mình đang ở đâu. Sau tháng đầu tiên ở VN, Dick ngưng ở khách sạn và thuê một căn nhà trên đường Phạm Ngũ Lão. Đó sẽ nơi các trẻ đánh giày, bán báo ngả lưng vào ban đêm.

Hằng ngày ông xuống đường gặp từng đứa trẻ đánh giày, bán báo để bảo các em có thể đến tắm rửa và ngủ tại ngôi nhà ông thuê. “Công việc này không dễ dàng chút nào vì ban đầu các em không tin” - Dick nói. Nhưng mưa dầm thấm lâu, rồi một ngày có 11 em nhỏ đến. Có lẽ đó là lần đầu tiên các em được ngủ trên một chiếc chiếu lành dưới mái nhà nguyên vẹn che được mưa và gió lạnh. Đến sáng, các em lại tỏa đi khắp nơi, đánh giày, bán báo và giữ xe.

Dick đi khắp hội đoàn, cơ quan viện trợ để xin từng chiếc chăn, cục xà phòng và thức ăn.

Để các em có một gia đình

Dần dần, Dick nhận ra những tiện nghi vật chất chỉ có thể giúp các em phần nào chứ không thể đem lại cho các em môi trường sống bình thường của người Việt. Và thế là ông dọn ra ngoài sống trong một căn phòng thuê cách ngôi nhà cũ vài căn. Ông mời một sinh viên tình nguyện người Việt đến dạy học cho các em. Ở tuổi 12-13 trong số các em, có em từng đến trường nhưng cũng có em lần đầu học chữ. Kể về niềm vui được tiếp tục học chữ của các em, Dick nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên tôi thấy được nét mặt hồn nhiên của trẻ thơ sau một năm kể từ ngày đặt chân đến VN”.

Năm 1970, khi các tờ báo nước ngoài biết đến chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố của Dick, một số nhà hoạt động xã hội đã giúp Dick thành lập Shoeshine Boy Foundation ở New York. Đóng góp từ những nhà hảo tâm được tổ chức này nhận và chuyển đến chương trình tại Sài Gòn. Nhờ đó, từ một ngôi nhà trên đường Phạm Ngũ Lão, chương trình đã có thể thuê thêm một căn nữa ở đường Ngô Tùng Châu (nay là Nơ Trang Long), rồi Phạm Hồng Thái, Trịnh Minh Thế, Hi Vọng 5 và Hi Vọng 6.

Suốt tám năm Dick ở VN, chương trình đã đón nhận khoảng 2.000 trẻ em bụi đời và lúc nào cũng có khoảng 300 em trú tại các trung tâm trên. Hơn 18.000 người trên khắp thế giới đã đóng góp cho những người em của Dick có được mái ấm.

Anh Kiệt, một người từng trải qua tuổi thơ trên hè phố, nhớ lại: “Hồi đó, ổng hay vào đồn ra khám vì tụi tui”. 40 năm trước, anh và những đứa trẻ khác nhiều lần bị cảnh sát bắt vào trại tế bần lúc ban ngày đi đánh giày. Những lần đó Dick là người bảo lãnh họ ra. “Hồi đó ổng chẳng biết sợ là gì, cứ đi khắp nơi để xin từng cái mền, hộp thức ăn” - anh Kiệt, nay là chủ một quầy sách ngoại văn trên đường Phạm Ngũ Lão, nói. “Nhưng không có ổng thì đâu có chúng tôi hôm nay” - anh Tam Lan, hiện làm bảo vệ ở P.Bến Thành, Q.1, tâm sự.

Khi cuộc chiến đi qua, Dick trở lại sự nghiệp sân khấu. Sài Gòn giải phóng được 16 tháng, Dick về nước, giao lại các trung tâm bảo trợ trẻ bụi đời của mình cho chính quyền. Ông kể với các độc giả của New York Times, Life và một số tờ báo khác ở Mỹ về bài học hạnh phúc mà ông học được từ những người em VN. Ông nói các em đã dạy ông nhiều bài học: tinh thần lạc quan trong những tình cảnh khó khăn, nghị lực và khả năng tự quyết định đời mình. “Giữa dòng đời đầy bất hạnh, các em có quá nhiều lý do để buông tay và đầu hàng số phận - ông nói - Các em có đủ lý do để phạm tội hay đi ăn xin, nhưng ngược lại đã cố gắng vươn lên thay đổi đời mình”.

Nhật ký trẻ bơ vơ
Trích ghi chép của Dick Hughes tại hội nghị quốc tế nhi đồng và phát triển quốc gia tháng 1-1975:

Đoàn tụ

“Nếu quí vị tình cờ hiện diện trong một trung tâm nuôi các thiếu nhi ngoài hè phố, quí vị sẽ nghe được những câu trả lời như sau khi chúng tôi hỏi cảm nghĩ của em về gia đình: Em Tâm: “Ban ngày thì vui vẻ không lúc nào nghĩ đến sự buồn khổ hay nhớ thương ai hết. Nhưng ban đêm không ngủ được, nằm trằn trọc... nhớ gia đình”.

Một chiều cuối tháng 1-2007, Dick có dịp gặp lại những người em VN. Họ giờ đều đã có gia đình riêng, có người lên chức ông bà. Ngày nay, họ không còn là dân bụi đời nhưng nhiều người vẫn gắn bó với con phố Phạm Ngũ Lão - Đề Thám. Họ ở khắp nơi, Cần Thơ, Sài Gòn, Đà Nẵng... Họ có công việc riêng, có người đã nên cơ nghiệp. Nghe tin Dick trở lại VN, họ lặn lội đến và dẫn theo con cái để thăm ông. Người ta nhận ra giữa những con người này không còn biên giới về màu da hay sự khác biệt về họ hàng. Họ là một gia đình đang đoàn tụ.

Tình thương đã kết nối họ lại. Dick, anh Kiệt và những người khác đã tìm thấy nhau, nhưng vẫn còn nhiều cái tên như Giao, Minh hí, cu Tí, Ca, Dân, Quý nhỏ, Thắng... mà ông vẫn chưa tìm ra. Dick muốn một ngày nào đó được gặp lại họ, chỉ để được biết họ sống ra sao.

...Chuyến đi này Dick dẫn theo con gái để chỉ cho cô biết những người em đã gắn bó với ông một thời tuổi trẻ. 30 năm, Dick đã đấu tranh và quan tâm đến những con người không phải máu mủ của ông. Và vẫn đang tìm kiếm họ để như ông nói: “Được nhẹ lòng vì cuối cùng họ đã trở thành những con người hạnh phúc và có ích cho xã hội”. (Hết trích)
(Trich dẫn từ http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=190130&ChannelID=331 )


30 năm, Dick vẫn đau đáu trong lòng một nỗi niềm, luôn dõi theo tìm kiếm những đưá trẻ lang thang ngày nào để "được nhẹ lòng". Hành trình không ngơi nghỉ suốt 40 năm (từ năm 1968 đến 2007) và có lẽ sẽ còn theo Dick cho đến khi ông không còn trên cõi đời này với một tấm lòng vị tha, sống vì người khác đã tạo dựng một thương hiệu Dick Hughes, "một trái tim nhân ái", không hề lẫn lộn với bất kỳ ai.



Thương hiệu Dick chỉ có được như ngày hôm nay với sự kiên trì không biết mệt mỏi trong hành động vì một niềm tin vào thế giới tốt đẹp hơn, vào một ngày mai tươi sáng hơn của những trẻ lang thang. Và trên tất cả, nó phải xuất phát từ chính trái tim nhân ái, một tình cảm chân thành của Dick.


Xây dựng thương hiệu là một quá trình không có điểm kết thúc. Thương hiệu chỉ thực sự đi vào lòng người với sự chân thành một cách tuyệt đối. Sự hào nhoáng trong các hoạt động đối thoại thương hiệu hoặc hình thức bề ngoài, nói cho cùng chỉ giúp thu ngắn khoảng cách giữa thương hiệu với người tiêu dùng chứ không thể chiếm lĩnh trái tim của người tiêu dùng.


Một thương hiệu biết quý trọng cam kết mình đã công bố và kiên trì thực hiện cam kết sẽ là thương hiệu chiến thắng trong cuộc đua đến trái tim khách hàng.


Tiếc thay, có quá nhiều thuơng hiệu Việt Nam ngày nay nghĩ rằng chỉ trong một sớm, một chiều là có thể tạo dựng được một thương hiệu. Có quá nhiều cam kết được đưa ra hàng giây, hàng phút từ các thương hiệu đến khách hàng. Từ chất lượng sản phẩm, giá cả, chế độ chăm sóc khách hàng đến bao bì sản phẩm, logo, khẩu hiệu, quảng cáo, khuyến mãi ... đều là nơi chuyển tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng. Có mấy doanh nghiệp có được lòng kiên trì và sự chân thành như Dick khi theo đuổi con đường mình đã chọn. Các doanh nghiệp đua nhau làm mới logo, đưa ra những câu khẩu hiệu thật kêu, thực hiện những chiến dịch quảng cáo hoành tráng, v.v nhưng chưa bao giờ thực sự trả lời được câu hỏi: Cần có những năng lực gì để thực thi cam kết? Liệu doanh nghiệp có thể có những năng lực cần thiết đó không? Doanh nghiệp thực hiện cam kết với mức độ chân thành (lòng tin vào cam kết) như thế nào? Với các câu hỏi này và từ hiện trạng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, có lẽ còn quá xa vời để mơ về những thương hiệu Việt Nam tâm toàn cầu.


Doan Dinh Hoang
Brandascend Consulting
March 10, 2007

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh