Skip to main content

Xây dựng thương hiệu gạo để nâng mức sống của nông dân



Những ngày cuối tháng 4 này, kinh tế miền Trung đang nóng lên với hàng loạt phân tích về sự phát triển và có cả một hội thảo cấp quốc gia về sự phát triển kinh tế miền Trung.

Những vấn đề cơ bản nêu lên vẫn quay quanh việc quy hoạch vùng, tính địa phương trong phát triển, thiếu nguồn nhân lực, v.v Trong khi chờ đợi những quy hoạch vĩ mô của Nhà nước, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, người dân miền Trung vẫn phải một nắng hai sương đối đầu với nền kinh tế thị trường.

Bài viết khi đến thăm cánh đồng Châu Phú, An Giang đăng trên TB KTSG số 7-2006 tưởng cũng còn nguyên ý nghĩa. Gửi lên Blog để chia xẻ với bạn đọc.

Đến Châu Phú, An Giang, nhìn cánh đồng lúa bạt ngàn đang thì con gái xanh mượt, đều tăm tắp nhưng trên bờ vẫn còn những căn chòi lá của nông dân, lòng tôi bỗng chùng xuống. Nông dân của Hợp tác xã Chuyên canh lúa Châu Phú cho biết vùng này trồng lúa hai vụ và năng suất cả năm đạt khoảng 15 tấn/héc ta. Những người nông dân cần mẫn, ham học hỏi của cả nước đã đóng góp trên 5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2005. Những tưởng với thành tích như vậy nông dân sẽ được đổi đời, nhưng thực tế cuộc sống của họ chỉ ở mức thoát nghèo, còn viễn cảnh sống sung túc vẫn xa vời.



Nguyên nhân là giá cả vật tư nông nghiệp tăng, còn giá lúa lại lên xuống thất thường. Nông dân đã gắng hết sức trên cánh đồng, lập nên kỳ tích về sản lượng. Nhưng vì sao đời sống vẫn chưa sung túc? Có lẽ đó là phần trách nhiệm của chính quyền, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo An Giang nói riêng, hay hạt gạo Việt Nam nói chung. Việc xây dựng thương hiệu cho gạo An Giang phải bắt đầu từ thị trường nội địa. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo, chỉ có họ mới có thể nắm bắt chính xác những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng để đáp ứng, xây dựng được mạng lưới phân phối, tổ chức những đợt quảng cáo, quảng bá hấp dẫn và đưa ra hàng loạt kỹ năng tiếp cận khách hàng.



Nhà nước chỉ giữ vai trò cầm cân nảy mực, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh chứ không thể làm thay doanh nghiệp. Vai trò của chính quyền là đầu tư vào hạ tầng, giao thông, thủy lợi, trường học để nâng cao trình độ người dân, vào chính sách hạn điền, chính sách tín dụng... Chỉ có dòng chảy vốn từ ngân hàng sang doanh nghiệp trong cơ chế cạnh tranh mới phát huy tối đa sức mạnh của đầu tư. Chỉ có doanh nghiệp, chứ không phải cán bộ tín dụng, mới có thể bám sát nông dân để biết rõ khi nào cần hỗ trợ vốn để họ mua phân bón, thuốc trừ sâu, trả chi phí nhân công... và cũng chính doanh nghiệp mới biết cách thu hồi đồng vốn đã bỏ ra một cách tốt nhất.



Bài viết được sự đồng cảm của chính người nông dân. Lê Ngọc Bích, ấp 1, xã Phước Hưng, An Phú, An Giang đã gửi bài Nói hộ nông dân chúng tôi. Bài đăng trên TB KTSG số 24-2006


Tôi là một nông dân học ít nhưng vì cảm xúc bài viết Xây dựng thương hiệu gạo để nâng mức sống của nông dân của tác giả Đoàn Đình Hoàng (TBKTSG số 7-2006) nên viết lá thư này để cám ơn tác giả. Bài viết đã nói hộ nông dân chúng tôi những điều mà chúng tôi muốn nói mà không nói được. Tác giả biểu lộ sự chua xót, đồng cảm với chúng tôi khi viết “những tưởng với thành tích như vậy nông dân sẽ được đổi đời, nhưng thực tế... viễn cảnh sống sung túc vẫn xa vời”. Tiếc là bài viết quá ngắn. Đã lâu rồi tôi mới được đọc một bài báo nhận xét về nông dân chúng tôi cũng như nêu hướng đi cho hạt gạo Việt Nam. Phải chăng đời sống của người nông dân với sự thua thiệt về mọi mặt là một đề tài khó viết?



Tôi nghĩ một tỉnh có tới 80% người dân sống dựa vào nông nghiệp thì có nên xem nông nghiệp là mấu chốt của sự phát triển tỉnh không? Sự phát triển của tỉnh có nên gắn chặt với thu nhập của 80% nông dân này không? Những người nông dân làm ra hạt lúa, đưa đất nước đứng hàng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng không biết được mình sẽ bán 1 ki lô gam lúa với giá bao nhiêu? Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp lại tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây lúa. Chúng tôi muốn đề nghị doanh nghiệp đừng nói hạt gạo Việt Nam kém chất lượng mà nên có kế hoạch xây dựng thương hiệu gạo giúp nông dân. Dựa vào đặc điểm của nông nghiệp tỉnh và đặc thù từng vùng mà xây dựng kế hoạch để hạt gạo có chất lượng và thương hiệu riêng. Thí dụ: doanh nghiệp chọn một vùng, một khu vực thích hợp ký hợp đồng với nông dân, giao giống, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát việc trồng trọt và thu mua lúa cuối vụ. Có như vậy thì qua một vụ mùa đạt hiệu quả, nhiều nông dân sẽ tự nguyện ký hợp đồng với doanh nghiệp.



Vừa qua, tôi mang ba triệu đồng đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú để trả nợ. Vào cửa đã thấy trên 20 nông dân đứng ngồi chờ trả nợ mặc dù mới 13 giờ 30. Tôi và họ trông thật tội nghiệp với dáng vẻ nhà quê, gương mặt thô kệch, đầy vẻ chịu đựng. Họ cũng như tôi phải khó khăn lắm mới bán được lúa vì công ty không thu lúa nên nhiều thương lái không chịu mua. Có người kể chuyện, “Hồi nãy thay vì đứng bên này đường đón xe buýt đi xuống An Phú mà lại đứng lộn bên kia, nên đi ngược lên Khánh Bình, phải la lên để xe ngừng lại cho xuống...”. Họ kể lại sự nhầm lẫn một cách hồn nhiên và cười. Chính họ, những người nông dân đã góp phần đưa Việt Nam lên hàng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo đó.



Dường như chúng ta quan tâm với nông dân chỉ dừng lại ở mức độ hội thảo


Đoàn Đình Hoàng
Brandascend

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh