Skip to main content

Xây dựng thương hiệu quốc gia: Nói về biển, nghĩ đến Việt Nam



Thương hiệu quốc gia, một khái niệm không lạ. Báo Tuổi Trẻ cũng đã từng khởi động chương trình tiếp thị hình ảnh VN như một nỗ lực xây dựng thương hiệu VN. Thương hiệu của một quốc gia thể hiện thông qua các tương tác của quốc gia đó với cộng đồng thế giới.

Các tương tác đó có thể là lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, và cả hàng hóa mà người nước ngoài có dịp tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận, sử dụng. Chính các tương tác đó hình thành một vị trí về VN trên thế giới thông qua cảm nhận của các dân tộc trên thế giới về thương hiệu VN.

Một quốc gia dù có chủ đích hay không có chủ đích vẫn được hay bị “định vị” bởi cộng đồng thế giới. Cộng đồng thế giới có đến gần 6 tỉ người và gần 200 quốc gia, nên chắc chắn hình ảnh được “định vị” sẽ không giống nhau.

Một quốc gia có thương hiệu mạnh là quốc gia phải được nhận biết tốt, và đặc biệt nhận biết đúng. Thương hiệu quốc gia sẽ chính là chỗ dựa cho thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm và con người quốc gia đó khi tham gia thị trường toàn cầu.

Nói đến Nhật Bản là nói đến hoa anh đào, trà đạo, kiếm đạo, hàng điện tử có chất lượng vượt trội. Nói đến Nga là nói đến rừng bạch dương, khoa học cơ bản, công nghệ vũ trụ... Hay nói đến Brazil là nói đến bóng đá, vũ điệu samba cháy bỏng.

Hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày VN ngưng tiếng súng, nhưng trong đầu công dân thế giới vẫn còn đó hình ảnh VN chiến tranh. Để được định vị rõ ràng hơn, tốt hơn cho VN, việc xác định hình ảnh định vị và những nỗ lực để thực hiện định vị cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc không chỉ ở tầm quốc gia mà còn cả ở mỗi công dân.

Một định vị có sức hấp dẫn phải tạo cho mình một đặc trưng riêng biệt và một nỗ lực rất đồng bộ từ du lịch đến thương mại hàng hóa, thu hút đầu tư. Để lựa chọn được định vị đòi hỏi phải có những phân tích toàn diện về xu hướng của thế giới, mối tương quan về thế và lực giữa VN với các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cho dù với lựa chọn định vị nào cũng đòi hỏi VN phải dũng cảm trong việc lựa chọn, và phải cam kết mạnh mẽ cho lựa chọn đó mới mong tạo dựng được một vị thế trên toàn cầu. BMW, Sony, Toyota, Samsung, hay thậm chí nhanh hơn như Microsoft, Google cũng phải mất hàng chục năm để tạo dựng định vị, thì với một quốc gia đơn vị tính có thể lên đến cả ngàn năm. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu là một quá trình chứ không là điểm đến, nên khởi động càng sớm sẽ càng thuận lợi.

Riêng tôi, thương hiệu VN nên gắn liền với biển. Một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, quanh năm rực nắng với trên 3.000km bãi biển tuyệt đẹp còn nguyên sơ sẽ là một lợi thế đặc biệt cho VN khi hướng định vị VN gắn liền với biển.

Khi thế giới ngày càng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, lâm sản, nông sản thì tài nguyên biển như mở ra một cứu tinh cho nhân loại. Một định vị gắn liền với biển sẽ tạo cơ hội vực dậy nền kinh tế của cả đất nước, đặc biệt là vùng kinh tế chậm phát triển Trung bộ và cao nguyên Trung bộ.

Cả một trục dài suốt đất nước với hàng trăm đảo, vịnh, vũng, động với những địa điểm sẽ được qui hoạch một cách đồng bộ để khai thác tất cả các loại hình từ du lịch biển như lướt sóng, ván trượt, lặn biển, câu cá, nghỉ dưỡng, ẩm thực hải sản, resort, hội thảo đến nghiên cứu khoa học, vận tải biển, cảng biển, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, khai thác tài nguyên thủy sản ... Muốn vậy, việc qui hoạch biển cần làm ngay để tránh phải trả giá cho những đầu tư thiếu qui hoạch phá nát tài nguyên vô giá này.

Đoàn Đình Hoàng
Brand Ascend Consulting
(Bài đăng trên Báo Tuổi Trẻ, CN ngày 26/8/2007)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=217126&ChannelID=11

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh