Skip to main content

"Doanh nghiệp về làng" thế nào?




Những ngày gần đây, nông thôn - nông nghiệp Việt Nam nóng lên với hàng loạt thông tin, chính sách, chương trình từ kích cầu đến hỗ trợ nông dân, đầu tư cho nông nghiệp. Đây là những dấu hiệu có tính cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, của cộng đồng cho nông nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó là những khó khăn của thị trường xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt càng là động cơ mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa thị trường nội địa vào tầm ngắm.


Là người từng tư vấn lâu năm và gắn bó với doanh nghiệp và thị trường nông thôn, xin được đưa ra một số gợi ý cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường nông thôn:


1. Việc thâm nhập thị trường nông thôn phải được doanh nghiệp nhìn nhận dưới góc độ chiến lược thay vì chiến thuật. Sẽ khó có thể chiếm lĩnh thị trường nông thôn trong thời gian ngắn vì địa bàn phân tán, sức mua yếu và có hành vi tiêu dùng khác so với thành thị. Với cách nhìn này, doanh nghiệp sẽ cam kết mạnh mẽ họn cho hoạt động đầu tư và nhìn vào một kết quả dài hạn hơn để giảm áp lực lên mặt trận xuất khẩu thay vì chỉ chăm bẵm doanh số bao nhiêu, lợi nhuận bao nhiêu trong tháng tới ở nông thôn.


2. Nông thôn Việt Nam vẫn còn là khu vực có sức mua thấp, các hàng hoá lựa chọn vẫn theo quan điểm bền, rẻ, đẹp. Doanh nghiệp cần chú ý đặt biệt đến chất lượng hàng hoá, không quá đầu tư về hình thức để có thể tiết giảm giá thành nhằm bán ra với mức giá vừa túi tiền người nông dân. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý tập quán nông thôn vào những sự kiện Giỗ, Chạp, Lễ lạt để có thể tung ra những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người nông dân xem trọng những mối quan hệ hiếu hỉ và phô trươn trong dịp Lễ, Tết.


3. Mạng lưới bán hàng nông thôn cần phải dựa trên các chợ đầu mối và mạng lưới thương lái (thường được gọi là Chành) để đảm bảo hàng hoá được phủ sâu rộng trong mọi ngóc ngách tiêu thụ nhưng không quá nặng chi phí đầu tư mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, về lâu dài, việc hình thành mạng lưới bán hàng chủ động, các trung tâm phân phối tại các vị trí huyết mạch của Việt Nam là điều phải làm để đảm bảo hệ thống hàng hoá - tiền lưu chuyển thông suốt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc hình thành mạng lưới bán hàng chủ động còn giúp doanh nghiệp lắng nghe được tín hiệu thị trường, những mong đợi tư người tiêu dủng để có giải pháp đúng với phân khúc tiêu dùng này.


4. Với người nông dân, mua sắm còn là một cơ hội để tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn sau những ngày lao động vất vả. Những buổi chợ rất thú vị với nhà nông khi được góp mặt với thị trường bằng nải chuối, buồng cau và đổi lại là một vòng mua sắm những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, và thưởng thức những sinh hoạt văn hoá, giải trí là điều tuyệt vời. Cũng không có gì lạ khi Hội chợ HVNCLC năm nào cũng tổ chức, tại thành phố thì việc phấn khích đi mua sắm dường như giảm sút nhiều, thỉ với các Hội chợ tổ chức ở tỉnh vẫn còn là ngày hội của người mua sắm, cảnh người người chen vai, khệ nệ bưng vác vẫn còn là niềm vui sướng. Thật chẳng khác mấy so với thời Nguyễn Bính: "Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, ...". Đây là một tâm lý các nhà kinh doanh và tiếp thị nên để ý. Các hoạt động road show, kích hoạt tiêu dùng vẫn còn là mảnh đất hiệu quả cho công tác bán hàng ơn nông thôn.


5. Nông thôn Việt Nam thấm đẫm tình người, tình làng. Những thông điệp tiếp thị hãy giảm bớt tính nghi thức, sự cầu kỳ, ngôn ngữ xa lạ. Hãy hiểu, hãy sống thật lòng, hãy chân tình với người nông dân, chắc chắn một khi tình cảm đã được thiết lập, doanh nghiệp sẽ được đền bù.


6. Điều cuối cùng, muốn bán hàng thị trường cần phải có sức mua. Từng doanh nghiệp, hãy thực sự đưa lên bàn thảo luận về các yếu tố đầu vào một cách nghiêm túc nhất. Rất có thể gạo Việt Nam không có giá rẻ như gạo Thái, cafe Việt Nam không danh tiếng bằng cafe Brazil, thuỷ sản Việt Nam còn chưa ổn định về chất lượng, thịt heo nông dân nuôi có giá cao, v.v và v.v. Nhưng xin hãy thật lòng phát đi tín hiệu, phát đi cam kết sẽ sử dụng nông phẩm do người nông dân tạo ra. Tất nhiên với những tiêu chuẩn cao hơn, khắc khe hơn, giá cả cạnh tranh hơn, v.v. Vâng. Nhưng xin hãy phát đi một tín hiệu, một thiện chí, hãy nuôi dưỡng nguồn thu này vì sự vững bền của chính doanh nghiệp mình và vì sự tương lai của một nước Việt Nam thịnh vượng.


HCM, 10/04/2009
Đoàn Đình Hoàng,
NCS AIT
Chuyên gia tư vấn thương hiệu

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh