Skip to main content

BÀN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VIỆT NAM



Trong vòng hai thập niên gần đây, thuỷ sản đang vươn lên như một ngành nông nghiệp chủ lực của Việt Nam trong việc tạo ra ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, cải thiện đời sống của ngư dân, nông dân nuôi trồng thuỷ sản và xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuỷ sản có tiếng tăm lan rộng không chỉ trong nước mà có tầm ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế. Việt Nam đã là một trong mười quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới tính đến năm 2009. Ngành Thủy sản đã liên tục hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Nếu như năm 1991, giá trị sản lượng thủy sản tăng từ 1 triệu 81 ngàn tấn, tăng lên 3 triệu 377 ngàn tấn năm 2005, tăng 3,17 lần so với năm 1991. Trong năm 2009, mặc dầu ngành thuỷ sản vẫn còn nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới nhưng vẫn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên đến 4,2 tỷ đô la Mỹ kim và vẫn đạt được giá trị sản lượng trong lên đến 4 triệu 486 ngàn tấn vượt quá chỉ tiêu 4 triệu tấn đặt ra trong chiến lược phát triển thuỷ sản 2005-2010 gần nửa triệu tấn và trước một năm về thời hạn.


Cả hai ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đều tăng trưởng mạnh mẽ và có thành tích ấn tượng. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chứng minh năng lực vượt trội khi chiếm đến 53% giá trị sản lượng của toàn ngành thuỷ sản trong năm 2009 và suốt gần hai thập niên từ 1990 đến 2008, ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng sản lượng bình quân là 8,6% mỗi năm; trong đó ngành nuôi trồng đóng góp mức độ tăng trưởng bình quân lên lến 17,4 % so với mức tăng trưởng bình quân 6,3% mỗi năm từ ngành khai thác. (Nguồn tổng cục thông kê và tính toán của tác giả)


Những thành tích đáng khích lệ trên là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi, sự lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân, ngư dân; là nỗ lực vượt biển lớn chinh phục thị trường quốc tế của các doanh nghiệp; là sự chung vai góp sức từ trí tuệ, từ những nghiên cứu miệt mài của các nhà khoa học; và là sự lãnh đạo sáng suốt, sự quan tâm hỗ trợ sâu sát của các cơ quan quản lý nhà nước từ địa phương đến trung ương. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng cũng đang đối đầu với những thách thức không hề nhỏ, những thách thức vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đơn lẻ, những thách thức của cả nhân loại. Đó là sự suy thoái về môi trường, sự cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư, rào cản thâm nhập thị trường từ các quốc gia nhập khẩu và những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dầu những thách thức đặt ra cho sự phát triển ngành thuỷ sản bao hàm cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, giải quyết những thách thức này trở thành mệnh lệnh bắt buộc và khẩn thiết đối với sự phát triển bền vững.


Phát triển bền vững trở thành một nhu cầu cấp thiết cho cả nhân loại trước ngưỡng thế kỷ 21. Tính bền vững, một nguyên tắc cốt lõi cho sự thay đổi toàn cầu, được định nghĩa là phương tiện đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu riêng của thế hệ mình (Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển, 1987). Thuật ngữ này bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến các thế hệ tăng trưởng kinh tế trong khi bảo vệ tài nguyên môi trường và tự nhiên khi tính bền vững mà các xã hội hiện tại và tương lai phụ thuộc. Theo kết luận tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững (World Submit on Sustainble Development, WSSD) năm 2002, các công ty có một vai trò quan trọng trong "sự thay đổi mô hình tiêu thụ và sản xuất" trong tương lai (Liên hiệp quốc, 2002).


Những bài học từ việc phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến được mùa mất giá, được giá mất mùa, sâu bệnh, dịch hại ảnh hưởng đến năng suất, các cảnh báo và áp đặt rào cản phi ngoại thương cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, các vụ kiện tụng về bán phá giá, … luôn là vấn đề nóng tác động trực tiếp đến người nông dân, doanh nghiệp Việt Nam. Để giải quyết tính bền vững trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, cần phải chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Phân tích vấn đề từ góc độ chuỗi cung ứng, có một số vấn đề nổi lên sau đây:

1. Tính tự phát: Ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển không dựa trên và không xuất phát từ nhu cầu. Chính vì vậy, khi nhu cầu thị trường của một loại sản phẩm nào đó gia tăng sẽ tạo ra sự dịch chuyển nguồn lực một cách tự phát tham gia vào lĩnh vực cung ứng. Chính tính tự phát dẫn đến sự cạnh tranh cả ở góc độ giành giật thị trường và nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào. Chính điều này làm lợi nhuận biên của ngành giảm sút nhanh chóng và tạo ra những rủi ro lớn hơn cho phía cung, đặt biệt, vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn đối với các nhà cung cấp nhỏ lẻ (hộ nông dân, tiểu thương) và những người gia nhập ngành trễ. Ngoài ra, sự dịch chuyển nguồn lực mang tính tự phát dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên tự nhiên và phá huỷ môi trường càng làm gia tăng rủi ro trong canh tác, nuôi trồng thuỷ sản.

2.Phân chia lợi ích: Trong chuỗi cung ứng, sự phân chia lợi ích theo nguyên tắc “mạnh được, yếu thua” do thiếu một hành lang pháp lý tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần tham gia. Các nhóm yếu thế, như nông dân, ngư dân luôn bị áp lực gánh chịu rủi ro nhiều hơn trong suốt chiều dài chuỗi cung ứng. Bất kỳ tác động nào lên chuỗi cung ứng đều có xu hướng gây bất lợi nhiều nhất cho nông dân, ngư dân, hộ nuôi trồng thuỷ sản nhỏ lẻ. Giai đoạn nuôi trồng thường chiếm thời gian dài và tính linh hoạt kém, do vậy, xác suất gánh chịu rủi ro luôn cao hơn các chủ thể tham gia vào công đoạn thu mua, chế biến, xuất khẩu, phân phối.

Với hai nhược điểm trên, Việt Nam khó có thể giải quyết được bài toán phát triển bền vững. Để giải quyết được gốc rễ vấn đề, xin được gợi ý các giải pháp sau:

1. Công tác quy hoạch: Chính phủ phải là lực lượng tiên phong trong việc định ra đường hướng phát triển cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường thế giới và năng lực quốc gia, các chiến lược ngành phải được xây dựng chi tiết kèm theo các quy hoạch phù hợp xuyên suốt làm nền tảng cho sự phát triển và sự tham gia của các nguồn lực trong xã hội. Định vị ngành thuỷ sản phải chỉ ra được vị thế Việt Nam trong hoạt động sản xuất, cung ứng và tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu. Từ định vị đã lựa chọn, Chính phủ, thông qua chính sách sẽ trực tiếp tác động vào nguồn lực xã hội và minh bạch thông tin, chính sách để định hướng ngành thuỷ sản phát triển nhịp nhàng giữa các nguồn lực dọc theo chuỗi cung ứng từ giống, nguyên liệu, đất đai, diện tích mặt nước, ứng dụng khoa học, công nghệ chế biến, bán hàng, truyền thông tiếp thị, … để từng bước khẳng định vị thế ngành thuỷ sản Việt Nam trên bản đồ thế giới.

2.Giá trị gia tăng: ngành thuỷ sản Việt Nam phải dần hướng đến phân khúc có giá trị gia tăng cao thì mới có cơ hội phát triển bền vững do ổn định được về kinh tế xã hội và có sự quan tâm thoả đáng đến môi trường. Hiện Việt Nam đang khai thác phân khúc thấp của thị trường nên luôn đứng trước nguy cơ kiện bán phá giá, nguy cơ bị áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, xã hội. Trong khi đó, do đánh đổi về phát triển bền vững (không đầu tư vào các hoạt động tái tạo môi trường, tận thu nguồn lợi tự nhiên, cắt giảm các khoản phúc lợi của người lao động, không tham gia các bảo hiểm cần thiết để phòng ngừa rủi ro, …); nôm na là chúng ta đang chấp nhận rủi ro để giảm chi phí sản xuất; nên xét về tổng lợi ích: doanh thu kinh tế trừ đi chi phí kinh tế trong dài hạn rất thấp và thậm chí là âm khi phải trả giá cho sự khôi phục môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Để giải bài toán lợi ích, các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng phải chuyển từ tính toán tài chính sang tính toán kinh tế (bao hàm cả ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực – chẳng hạn chi phí do khai thác làm suy thoái tự nhiên, chi phí cơ hội do dịch chuyển nguồn lực đầu tư quá độ gây ra lãng phí, … chưa được tính trong phân tích tài chính). Như vậy, hàng loạt các định chế và tiêu chuẩn cần phải nhanh chóng được thiết lập bởi các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, hương ước làng xã, chuẩn mực thôn xóm, …để tạo ra các khung vận hành cần thiết về kinh tế - xã hội – môi trường hướng đến sự phát triển hài hoà các nhóm lợi ích trong xã hội.

TP HCM, ngày 31/3/2010
Tác giả

Đoàn Đình Hoàng

Comments

Popular posts from this blog

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh