Skip to main content

Franchise Việt Nam - Kỳ 1: Tóm tắt nội dung


Năm 2006, Luật thương mại sửa đổi chính thức đưa loại hình Nhượng quyền thương mại (Franchise)vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Với kinh nghiệm 3 năm làm việc tại Trung Nguyên và khoảng 5 năm nghiên cứu về lĩnh vực này tác giả đã chọn viết đề tài về chủ đề này cho luận văn tốt nghiệp Cử nhân luật niên khoá 2002-2006. Xin được chuyển tải lên blog này để cùng chia xẻ với các bạn một chủ đề đang hấp dẫn tại Việt Nam.


Tóm tắt nội dung

Vào những năm 1998, 1999 một hiện tượng kinh doanh được nói nhiều bởi các phương tiện truyền thông và các nhà nghiên cứu kinh tế. Các quán cà phê có thương hiệu Trung Nguyên liên tiếp mọc lên không chỉ tại Hồ Chí Minh mà còn nhiều tỉnh thành khác. Rất nhiều người tự hỏi, bằng cách nào một doanh nghiệp non trẻ không có nhiều vốn và kinh nghiệm thương trường lại có thể nhanh chóng tạo nên một hiện tượng về kinh doanh tại Việt Nam như vậy.

Nhượng quyền thương hiệu (tên gọi hiện tượng này vào thời kỳ đó), một khái niệm rất mới đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam lúc ấy, mà Trung Nguyên được xem là thương hiệu tiên phong cho khái niệm này tại Việt Nam. Nối tiếp Trung Nguyên, những thương hiệu như Phở 2000, Highland Coffee, KFC, Lotteria, Kinh Đô, Phở 24, … càng làm cho hoạt động nhượng quyền thương hiệu thêm sôi động. Nếu có dịp dạo chơi trên đường phốBangkok, hẳn chúng ta có thể thấy sức mạnh của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Trên khắp các ngả đường, trung tâm mua sắm, nơi vui chơi giải trí đâu cũng ngập tràn các thương hiệu nhượng quyền từ Seven Eleven đến McDonald’s, Starbucks, Burger King, … Còn ở Trung Quốc cũng đang là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu nhượng quyền phát triển với tốc độ tăng trưởng hai con số.

Gần tám năm nếu tính từ thời điểm hiện tượng Trung Nguyên có lẽ là một khoảng thời gian đủ dài để đến khi Luật Thương mại 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 chứa đựng một cách tương đối đầy đủ các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhìn xa hơn, tại các nước Âu, Mỹ, luật lệ về nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ thập niên 60 của Thế kỷ trước. Các nước trong khu vực như Úc chính thức luật hoá nhượng quyền thương mại từ năm 1998, Trung Quốc từ năm 1997, Malaysia năm 1998, Indonesia 1997, Hàn Quốc 1997, Nhật Bản 2002. Sự chậm trễ về thời gian so với các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong việc luật hoá hoạt động nhượng quyền thương mại chắc hẳn phải có nguyên nhân.

Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại tại các quốc gia phát triển và các quốc gia công nghiệp mới cho phép dự đoán rằng hoạt động này cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là phương thức để các doanh nghiệp có thương hiệu phát triển mạng lưới kinh doanh một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Tuy nhiên điều kiện để phương thức kinh doanh này có thể phát huy được hiệu quả là một hệ thống pháp luật dân sự - kinh tế đồng bộ và một bộ máy hành pháp hoạt động có hiệu quả. Kể từ đây, với việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới hàng loạt văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sư – kinh tế, đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 môi trường pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại đã trở nên đặc biệt thuận lợi.

Nghiên cứu này nhằm vào đối tượng bạn đọc là các doanh nhân, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà tư vấn đầu tư – kinh doanh, sinh viên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, luật. Tác giả cũng mong muốn nghiên cứu này sách có thể cung cấp những thông tin đáng tin và cậy bổ ích cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các lĩnh vực tương ứng.

Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về bản chất kinh tế và pháp lý của phương thức nhượng quyền thương mại cũng như cách thức tổ chức, thực hiện nó trong những điều kiện cụ thể. Như vậy bạn đọc sẽ có cơ hội không chỉ thu nhận được những kiến thức nền tảng mà cả những kỹ năng và công cụ để tiến hành hoạt động nghề nghiệp có liên quan.

Nghiên cứu được bố cục thành ba phần. Phần một trình bày bản chất kinh tế - pháp lý và vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế, được minh họa bởi thực tiến hình thành và phát triển phương thức kinh doanh này trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay. Phần Hai của nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích các mối quan hệ kinh tế - pháp lý của phương thức nhượng quyền thương mại. Phần Ba của nghiên cứu được dành để trình bày những kỹ năng và công cụ hữu ích cho việc tổ chức và thực hiện phương thức nhượng quyền thương mại.

Sài Gòn, November 2005
Đoàn Đình Hoàng
Brandascend Consulting

Comments

Popular posts from this blog

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh