Skip to main content

Đi trước Starbucks

Hoàng và cộng sự


Ngày đầu năm dương lịch Đoàn Đình Hoàng tiếp chúng tôi ở địa điểm khá bất ngờ. Không phải ở văn phòng tư vấn marketing của anh hay một nơi tĩnh lặng để tiện trò chuyện, mà là ngay lề con đường ồn ã, tấp nập xe cộ và khách bộ hành. Anh khoe cái cửa hàng chừng hai mươi mét vuông, vừa cùng mấy người bạn lập nên. Thấy vậy thôi nhưng nhưng đây là bước khởi đầu để thực hiện ước mơ từ lâu anh ấp ủ: tạo nên giá trị gia tăng gấp chục lần cho hạt cà phê Việt Nam.

Đã nhiều năm vào sinh sống ở Sài Gòn, nhưng vẫn cái giọng nặng của dân vùng biển miền Trung, Hoàng mở đầu câu chuyện: ”Tụi mình đều là dân quê mà ra cả… Nên cứ nghĩ nghề nông cực quá mà thu nhập thấp, cần phải làm gì để thay đổi chứ !”.

Sau phổ thông, Hoàng chọn vào trường nông nghiệp với hy vọng sẽ tăng thu nhập cho nghề nông bằng khoa học kỹ thuật. Nhưng học lên cao Hoàng nhận ra công đoạn sản xuất thu về chẳng bao nhiêu trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao thì người Việt Nam chưa nắm được. Hoàng quyết định tiếp tục học và nghiên cứu sâu hơn về làm tiếp thị, xây dựng thương hiệu.

Hoàng nhanh chóng trở thành một trong những chuyên gia được nhắc đến đầu tiên trong lãnh vực làm thương hiệu nông sản. Từ nhiều năm nay, anh xuất hiện trên hầu hết các diễn đàn liên quan đến xây dựng thương hiệu nông sản. Anh là đồng tác giả xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên, cùng tham gia lập nên Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Hiện Đoàn Đình Hoàng là giám đốc điều hành Masso Group – công ty chuyên cung cấp dịch vụ tiếp thị và anh đã trực tiếp tư vấn xây dựng thương hiệu Vifon,Vinamit ….

Từng thời kỳ, ở những vị trí khác nhau, Đoàn Đình Hoàng đã góp phần làm nên những thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Giờ đây anh thực sự bắt tay vào làm thương hiệu cho sản phẩm cuả chính mình – hệ thống cửa hàng cà phê “ đi ngay “ (take away). Phương thức này phù hợp với đời sống công nghiệp, khách chỉ cần dừng chân mua cà phê, thức ăn, thức uống kèm theo để mang vào văn phòng, công sở hay trường học …

Mô hình này anh đã trăn trở rất nhiều từ khi anh còn làm ở Trung Nguyên (trước năm 2003), nhưng rất tiếc không thể thực hiện do có những quan điểm không thống nhất được. Hoàng phải chia tay Trung Nguyên khi mọi dự định còn đang dở dang. Anh cho rằng làm nên một thương hiệu đòi hỏi nhiều yếu tố phải được phát triển đồng bộ một cách nghiêm ngặt.

Hệ thống cà phê “đi ngay“ nhằm đáp ứng xã hội công nghiệp, đòi hỏi phải tạo nên ấn tượng trẻ trung, năng động và tiện lợi. Cái tên Passio (gần với từ passion - có nghiã “đam mê”), được Hoàng đặt cho hệ thống cửa hàng này, được viết cách điệu một cách mạnh mẽ. Passio phát âm gần giống với tiếng Ý, một nước công nghiệp và cũng là một trong những cái nôi của nhiều thương hiệu danh tiếng. Thức uống chính là cà phê Passiopuccino (cà phê bông tuyết dạng tương tự Cappuccino cuả Ý) được pha bằng máy, nhằm đảm bảo chất lượng, hương vị đồng nhất. Thức ăn bán kèm là các loại bánh Panini (bánh mì kiểu Ý, luôn nóng giòn). Ngoài ra, cửa hàng Passio còn đáp ứng các loại nước giải khác khác như trà lạnh, nước đóng lon.

Từ bảng hiệu đến vật dụng của cửa hàng đều được trang trí đồng nhất một màu chủ đạo xanh lá chuối non. Hoàng kể, để chọn ra tông màu này nhóm thành lập chuỗi cưả hàng đã phải tranh cãi cả tháng trời. Họ đi đến thống nhất lấy màu này, bởi dù nó không phải là màu truyền thống như các cửa hàng cà phê hiện tại trên thị trường Việt Nam, nhưng nó nhất quán với mục tiêu xây dựng hình ảnh năng động, tiện lợi; đồng thời tạo cảm giác thân thiện, sạch sẽ. Quan trọng hơn là phải huấn luyện đội ngũ phục vụ ở cửa hàng đáp ứng nhu cầu nhanh nhẹn và chuyên nghiệp…

Nhóm của Hoàng lên kế hoạch năm nay sẽ lập thêm 4 cửa hàng khác và 10 cửa hàng hợp tác với các đối tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Xa hơn, bằng phương thức nhượng quyền kinh doanh, Hoàng kỳ vọng Passio sẽ thành chuỗi quán cà phê quy mô nhất cả nước. Anh hy vọng làm được điều này trước khi những chuỗi cà phê hùng mạnh từ các nước trên thế giới vào Việt Nam.

Hoàng tâm sự trước lúc chia tay: ”Mình phải đi trước Starbucks một bước .Đó là cách hội nhập chủ động …Trong dòng chảy làm ăn toàn cầu ấy mình càng phải ráng bơi. Bơi rồi kéo theo được ai đó bơi theo thì càng tốt. Nếu mỗi ngưởi đều tìm được lối đi như vậy thì đất nước sẽ phát triển. Việt Nam sẽ dần tránh khỏi cảnh làm công, lấy phần thu nhập thấp, mà tham gia vào những công việc làm nên giá trị gia tăng, thu nhập cao hơn"

Lưu Phan
(Bài đăng trên báo Nông nghiệp nông thôn, Xuân Đinh Hợi)










Comments

Popular posts from this blog

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh