Skip to main content

Thấy gì qua việc "thời bao cấp trở lại" trong bất thị trường bất động sản?

Tình hình đất đai dạo này có vẻ đang bốc, nên xin dời chủ để về marketing sang kỳ sau để góp thêm tiếng nói về thị trường bất động sản. Xin thành thật cáo lỗi.


Có ba tin trên báo gần đây xin được trích dẫn.


Tin thứ nhất “rồng rắn” cả đêm để mua căn hộ, tin trên Báo Tuổi Trẻ ra ngày 19/10/2007. Với mức giá từ 1500-2000 USD/m2 cho một căn hộ thuộc cao ốc The Vista, nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh nhưng người mua hàng chèn lấn, rồng rắn xếp hàng từ đêm trước ngày căn hộ chính thức bán. Ngày bán chính thức cũng chính là thời điểm khởi công xây dựng toà nhà, và người mua sẽ được giao nhà vào năm 2010. Với căn hộ có diện tích thấp nhất, 2 phòng ngủ, là 101m2, người mua sẽ phải trả đến trên 150.000 đô la Mỹ, tương đương với 2,4 tỷ đồng. Với mức thu nhập đầu người của Việt Nam năm 2006 là 726 đô la Mỹ/người – năm. Với mức thu nhập này, một cặp vợ chồng đều đi làm và giả sử có mức thu nhập ngang với mức thu nhập đầu người của nước ta đi làm và dành toàn bộ thu nhập này trong khoảng 103 năm để mua căn hộ thì mới đủ tiền sở hữu.


Tin thứ 2, trong số báo Doanh Nhân Sài Gòn ra ngày 15/10/2007, có nêu danh sách 100 Doanh nhân sài Gòn tiêu biểu năm 2007. Trong đó, có đưa tin về doanh nghiệp Liên doanh Phú Mỹ Hưng (PMH) như sau: doanh số 2.791 tỷ, lợi nhuận trước thuế (LNTT) 1.552,39 tỷ (số liệu không ghi nhưng có thể hiểu là thông tin trong năm tài khoá 2006). Với thông tin này có thể hiểu như sau: để tạo ra 1.552,39 tỷ đồng LNTT, PMH đầu tư vào giá vốn hàng bán chưa đến 1238,61 tỷ đồng (Doanh thu – LNTT = Giá vốn hàng bán + …(Ví dụ: tồn kho, giảm giá doanh thu, v.v). Điều này cũng có thể hiểu, nếu PMH bán 1m2 căn hộ giá 20 triệu đồng, thì chưa đến 10 triệu đồng là giá vốn hàng bán. Và giá căn hộ, giá đất thuộc dự án PMH luôn được mua bán theo các thế hệ F2, F3, v.v nến luôn cao hơn rất nhiều sơ với giá PMH bán ra. Lợi nhuận từ các giai đoạn kinh doanh F1, F2, F3, v.v vào tay ai khi người lao động có nhu cầu nhà ở chỉ dám chiêm ngưỡng từ xa?


Tin thứ ba, “Muốn kéo giá bất động sản xuống: Ngoài thuế, không có cách nào khác!” đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 18/10/2007. Trích “Bộ Tài chính vẫn báo cáo rằng vì nhiều lý do mà không nên xây dựng Luật Thuế sử dụng đất riêng, cần thêm thời gian, cần để tiến độ chậm lại. Tôi thì cho rằng, có gì đó ở lòng người không muốn chứ chẳng khó đến mức 3 năm trời mà vẫn không nghiên cứu xong sắc thuế mà đất nước đang cần, nhân dân đang cần. Mà chưa làm cũng không thấy ai "bị sao" cả.”


Để đưa thị trường Bất động sản đi vào phục vụ lợi ích cộng đồng, bên cạnh Luật thuế bất động sản như Tiến sĩ Võ đề cập còn cần bổ sung thêm hai điều kiện: (1) Luật thuế thu nhập, và (2) Tất cả tài sản là bất động sản phải được cấp giấy chứng nhận sở hữu, quyền sử dụng. Chỉ cần với ba công cụ trên, Nhà nước sẽ ngay lập tức điều chỉnh giá bất động sản đi vào quy luật mà Nhà nước mong muốn.


“Có cái gì đó ở lòng người không muốn”, là một người dân lao động bình thường, với mong ước chính đáng là được lao động và được có nhà ở, xin được hỏi các vị đại biểu của dân: Quản lý thị trường bất động sản – Phục vụ ai?


Đoàn Đình Hoàng
Brand Ascend Consulting

Comments

Popular posts from this blog

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh