Bài viết "cần sớm miễn học phí ở trường công" cuả tác giả Trần Hữu Quang (THQ), Tuổi Trẻ ngày 14-11 gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Với các dữ liệu dẫn chứng đầy sức mạnh, tác giả đã làm bậc ra một câu hỏi mà giới lãnh đạo vô tình hay cố tình quên "miễn học phí". Giáo dục là quốc sách,và những người điều hành đã dựa vào đó để đàm phán với các vị dân biểu về "mức tăng" học phí dưới chiêu bài "xã hội hoá". Hai đề xuất, hai cơ sở lập luận:
(1) Trong 18 năm (1990-2007), học sinh sinh viên tăng gần 2 lần và đâu tư cho giáo dục tăng gần 34 lần (THQ); Cần một thanh tra toàn diện ngành giáo dục và miễn học phí ở trường công;
(2) Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung, trong hội thảo “Nâng cao nhận thức về thập kỷ giáo dục vì phát triển bền vững” khai mạc sáng 15-11 (1 ngày sau bài viết THQ) tại TP.HCM lại cho rằng, mức chi ngân sách cho giáo dục ở Việt Nam còn năm ở ngưỡng thấp theo khuyến cáo Unesco (chưa đến 6% trong năm 2005-2006).
Cùng nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục, cùng âu lo về thực trạng giáo dục, hai dể xuất lại trái ngược nhau hoàn toàn. Điều này cũng chẳng có gì lạ, nhất là trong khoa học quản lý. Điều đáng buồn là những phản biện xã hội dường như chưa từng hiện diện trong chính trường, nơi tiếng nói của người dân trong xã hội dân chủ, chí ít cũng được phải được đề đạt và được tranh luận minh bạch với những người điều hành đất nước.
Người dân đã thấy, đã nghe lý do tại sao phải thắt lưng buộc bụng để cùng gánh vác với ngành giáo dục thì cũng có quyền được biết 34 lần ngân sách tăng lên đi đâu về đâu? Bao nhiêu trong số đó là do những thử nghiệm hết nhiệm kỳ Bộ trưởng này đến nhiệm kỳ Bộ trưởng khác? Bao nhiêu trong số đó là những đầu tư lãng phí cho lãng phí trong thi cử, trong "bằng thật, học giả", trong độc quyền sách giáo khoa, ... trong những quyết sách sai lầm của nhà quản lý giáo dục?
Mong lắm thay lương tâm và trách nhiệm của các "ông Nghị"
Saigon, Nov 17th 2007
Doan Dinh Hoang
Brand Ascen Consulting
Comments
Post a Comment