Skip to main content

Gia Tốc Thương Hiệu: Tốc độ có thể Hủy Diệt



(Lược dịch từ - Brand Momentum: Speed can Kill - Joe Benson and Bret Kinsella)


Các chuyên gia tiếp thị và giám đốc thương hiệu là những người chịu trách nhiệm chính trong xây dựng thương hiệu. Sự thành công của họ thường được đo lường qua khả năng tạo ra chuyển động tăng tiến hay còn gọi là “Gia Tốc” cho thương hiệu. Gia Tốc có thể giúp tạo ra sự nhận biết về thương hiệu trong các khách hàng mục tiêu với hiệu quả
cao. Nó còn có thể mang lại những quảng bá tích cực để hỗ trợ cho các nỗ lực tiếp thị.


Tuy nhiên, chỉ một số ít các giám đốc thương hiệu được đào tạo để hiểu về hành vi hoặc trạng thái vật lý của Gia Tốc. Phần đông tin rằng Gia Tốc tăng tiến luôn là một trạng thái tích cực và như mong muốn. Cũng còn có niềm tin cho rằng một khi thương hiệu đã có chuyển động thì nó sẽ lưu giữ trạng thái chuyển động. Cả hai niềm tin này đều không đúng.


Gia Tốc là một động lực. Và vì là một động lực, nó sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh nếu nó được quản lý. Nếu không được quản lý, nó chắc chắn sẽ dẫn đến phai nhạt thương hiệu.

Wal-Mart và Howard Dean có gì giống nhau?
Wal-Mart là con cưng của người Mỹ trung-lưu. Với giá rẻ và phương cách mua sắm một chỗ đã làm cho nó trở thành công ty lớn nhất thế giới. Nhưng gần đây, vì cần phải duy trì mức độ phát triển, Wal-Mart buộc phải mở rộng vào các khu vực nội thành. Trong nội thành ở Mỹ, Wal-Mart đương đầu với tổ chức lao động chống đối với lực lượng lao động không có công đoàn của Wal-Mart. Wal-Mart còn phải đương đầu với những nhà hoạt động cộng đồng, những người than phiền về chế độ lương thấp của Wal-Mart.


Thật ra, chính các khách hàng sẽ là người xác định khi nào một Gia Tốc của thương hiệu là tích cực và khi nào là tiêu cực. Trong lớp trung lưu Mỹ, thương hiệu và kiểu điều hành của Wal-Mart rất phù hợp với tập quán của địa phương. Trong nội thành, Wal-Mart đã đương đầu với sự bất phù hợp với các nhóm của cộng đồng. Gia Tốc của thưong hiệu có hiệu quả khả quan trong môi trường trung lưu Mỹ, nhưng bi quan trong môi trường nội thành.


Tương tự thế, khi Howard Dean xây dựng thương hiệu chính trị của mình vào mùa thu trước, ông ta đã gặt hái một Gia Tốc bùng nổ và nó điều đó làm cho việc ứng cử của ông ta dường như không thể cưỡng lại được – cho đến khi ông ta bị vấp ngã trong nỗ lực bành trướng sự lãnh đạo sâu rộng hơn ngoài nền tảng là nhóm người hỗ trợ chống chiến tranh. Ông ta đã thất bại trong việc quản trị Gia Tốc thương hiệu của mình.


Khi ba thập niên của Gia Tốc đã thúc đẩy Mal-Mart lên hàng đầu trong thương trường và cũng tương tự cho Howard Dean trong ba tháng, cả hai đã có bài học rằng trong những điều may Gia Tốc còn mang lại ba hiểm hoạ.


Ba hiểm hoạ của Gia Tốc

1. Hiểm hoạ về sự tăng các kỳ vọng: Bạn phải không ngừng tăng trưởng hoặc tiếp tục thắng cuộc hoặc trở nên tốt hơn. Nếu bạn không đạt được các trông mong cao hơn này, bạn được xem là thụt lùi. Mất Gia Tốc được xem tương tự như suy sụp mặc dù bạn vẫn đang có tiến triển. Phở 24, Thế Giới Di Động, Xmen vẫn đang phát triển mạnh mẽ đấy chứ. Nhưng liệu sự phát triển này có còn là hiện tượng đủ thoả mãn kỳ vọng của khách hàng không là một câu hỏi cần xem xét. Phở 24 buộc phải bành trướng nhanh hơn ra thị trường quốc tế và rộng hơn đến các khu vực ngoại vi trung tâm. Đây quả là một thách thức lớn. Ghé thăm Phở 24 mở tại Coop-mart Lý Thường Kiệt và đếm số khách hàng, bạn sẽ đánh giá được nhận định này. Xmen lại rơi vào kỳ vọng của sản phẩm mới. Bạn có biết chỉ trong dòng sản phẩm Xmen, có bao nhiêu thương hiệu không? Cho dù liên tục tung ra sản phẩm mới nhưng liệu điều đó có đáp ứng nổi kỳ vọng của người tiêu dùng Xmen chăng?


2. Hiểm hoạ về sự khuếch đại: Gia Tốc của bạn càng mạnh thì bạn càng có nhiều sự chú ý và thương hiệu cũng trở nên “lớn tiếng” hơn. Những chiến thắng nhỏ được xem là to lớn (ví dụ: tất cả các sự tán thành của Howard Dean), và các thất bại nhỏ được xem là to lớn (ví dụ: Wal-Mart thua trong cuộc trưng cầu dân ý ở Inglewood, Cali). Các sự kiện tích cực như mở thêm cửa hàng mới hoặc mức lợi tức tăng trở thành các tin quan trọng hỗ trợ cho Gia Tốc tích cực. Tuy nhiên, các sự kiện tiêu cực cũng trở thành các tin quan trọng, bởi vì nó được xem là mâu thuẫn với nhận thức không thể chiến bại của các thương hiệu đang trên đà tiến triển mạnh. Sự kích động của xã hội trong những năm 2000 về nhượng quyền Trung Nguyên, những chỉ trích, mổ xẻ về G7 Mart, về quảng cáo so sánh hiện nay là ví dụ tốt cho hiểm hoạ này. Trong giai đoạn cao trào của Trung Nguyên, bạn dễ dàng bắt gặp những thông tin dạng như “Cà phê Trung Nguyên, giấc mơ toàn cầu” hiện diện trên truyền thông. Trong những ngày này, khi tìm thông tin về Trung Nguyên bạn chỉ gặp “Trung Nguyên, lời cảnh báo từ một thương hiệu nổi tiếng”, hay như “Trung Nguyên, một câu chuyện dang dở”, “Nestle khởi kiện Trung Nguyên”.


3. Hiểm hoạ về mở rộng quá cỡ: Thưong hiệu tốt bởi vì nó khôn khéo thỏa mãn được các nhu cầu của các đối tượng khác hàng chính. Nó đã được thiết tạo để hấp dẫn đến các nhu cầu, các hành vi và cảm tính của các khách hàng chính này. Tuy nhiên, kết cục thì Gia Tốc sẽ ép buộc các thương hiệu phải nới rộng hơn ngoài nhóm khách hàng chính. Tình huống này tạo ra sự thất bại trong việc đáp ứng với các kỳ vọng bởi vì sự lạc nhịp giữa các hứa hẹn của thương hiệu và các mong đợi của nhóm khách hàng rộng lớn. Sự thất bại về lưu giữ Gia Tốc bởi vì lạc nhịp với nhóm khách hàng mới có thể hủy diệt một ứng cử viên hoặc làm cạn lợi nhuận của một công ty. Nói đến Mai Linh là nói đến taxi. Bạn sẽ mời Mai Linh đến tư vấn ISO khi công ty bạn có nhu cầu chứ? Một doanh nghiệp nổi tiếng về công nghệ thông tin như FPT sẽ quản lý tốt một ngân hàng chứ?


Tất nhiên, không hẳn ba hiểm hoạ trên luôn thực sự làm thương hiệu đi vào kết cục thất bại. Tuy nhiên, những thận trọng cần thiết khi xem xét về gia tốc thương hiệu sẽ tránh cho thương hiệu những rủi ro đáng tiếc.


Các Đặc Tính Chính của Gia Tốc

Khi ba hiểm hoạ xác định các tiềm năng về rủi ro, có vài đặc tính mà nó cũng có tầm quan trọng tương đương để hiểu về các tác động của Gia Tốc. Thứ nhất, khách hàng làm chủ Gia Tốc của bạn. Cũng như bạn không làm chủ thương hiệu của mình, bạn không thể làm chủ Gia Tốc của thương hiệu bởi vì nó được tạo ra trong tiềm thức của các khách hàng của bạn.


Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi những cảm giác mà khách hàng có về Gia Tốc của thương hiệu của bạn và dùng kiến thức này để tạo ảnh hưởng đến Gia Tốc. Bạn thực hiện việc này qua sự ứng dụng các công cụ nội bộ kiểm soát Gia Tốc như cường độ và mức độ quảng cáo, sự bảo trợ cho các sự kiện, quyết định dùng danh tiếng của người bảo trợ, lựa chọn các kênh đại lý, tăng thêm đặc điểm hoặc lợi điểm trong các sản phẩm hoặc dịch vụ, điều chỉnh giá, lập các chương trình trung thành, và cải tiến trong phục vụ khách hàng. Thứ nhì, bạn phải để ý rằng Gia Tốc xảy ra bằng các bùng nổ. Nó không phải là một động lực đều và dự đoán được. Nó thường bùng phát khi mà các công cụ nội bộ kiểm soát Gia Tốc, như các công cụ nêu trên, và các động lực bên ngoài hội tụ. Các động lực bên ngoài bao gồm trạng thái tăng trưởng của các danh nghiệp cạnh tranh và phẩm chất mà họ cung cấp, lời đồn, các chi phí thay đổi, các dịp mua sắm, sự thỏa mãn của khách hàng, các xu hướng, và các cơ hội để mua sắm.


Cuối cùng, nhiều động lực mà nó sẽ định đoạt Gia Tốc của thương hiệu thường là ngoài tầm kiểm soát của bạn. Các xu hướng và mốt nhất thời của thị trường, ngay cả các luật lệ mới, có thể làm thổi phồng tiềm năng thị trường cho thương hiệu hoặc chuyển đẩy thị trường nghịch hướng xa với định vị của sản phẩm. Người giám đốc thương hiệu thành công thường phải theo dõi các ngoại lực này và cố gắng dùng các công cụ nội bộ để đạt tối đa lợi ích hoặc hạn chế thiệt hại đến Gia Tốc của thương hiệu.


Quản Lý Gia Tốc

Các thương hiệu nổi tiếng thường là thành quả của Gia Tốc đã được hoạch định và quản trị. Để có hiệu quả quản trị Gia Tốc của thương hiệu trong một thời gian dài cần phải có cả hai việc: kích động và thỉnh thoảng kiềm chế sự tăng trưởng. Nó có vẻ như phi lý, nhưng có đôi khi bạn phải dùng các công cụ kiểm soát nội bộ làm đòn bẩy để kiềm hãm Gia Tốc của thương hiệu. Hãy nghĩ về ảnh hưởng xấu về thương hiệu nếu bạn không thể đáp ứng nhu cầu tràn ngập về sản phẩm tạo bởi Gia Tốc không quản lý.


Tuy nhiên, thông thường, các giám đốc thương hiệu và tiếp thị sẽ tập trung tạo ra các tình huống mà nó sẽ tạo sự bùng nổ cho Gia Tốc để đẩy hình ảnh của thương hiệu, khối lượng bán và lợi nhuận. Bạn có thể lèo lái Gia Tốc của thương hiệu bằng việc cân đối giữa nó với nhu cầu cuả khách hàng mục tiêu, bằng việc nhận ra và đánh giá các ngoại lực và bằng việc cân đối các đòn cân quản trị nội bộ. Và, bạn có thể tiếp tục gặt hái lợi ích từ việc định hướng sâu sắc những nguy hiểm gây ra bởi ba hiểm hoạ về Gia Tốc thương hiệu.

(Lược dịch và nhận định)
Đoàn Đình Hoàng
Brand Ascend Consulting
(Bài đăng trên số Xuân Tạp chí Nhà Quản Lý)

Contributor: Joe Benson and Bret Kinsella
About the Authors Joseph Benson is a brand strategist with over 25 years of experience building and strengthening brands for corporations, departments and individuals. As vice president of strategy at Sapient Corporation, he specialized in brand strategy, business strategy and customer behavior. Clients include JPMorganChase, Staples, The American Cancer Society and The Disney Channel. He has an MFA from The American Film Institute and was nominated for an Academy Award. Bret Kinsella cofounded and leads Sapient's Supply Chain group where he employs department branding principles. Kinsella's past clients include Fortune 500 and start-up companies in the United States, Europe and Latin America. Prior to joining Sapient, he worked in Accenture's strategy practice and ran e-business and product marketing for software maker Formation Systems. His first career was in politics where he focused on strategic communications, and legislative and campaign management at the federal and state level. He earned an MBA from UCLA and a bachelor's in Economics from the University of Pennsylvania's Wharton School.

Comments

Popular posts from this blog

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh