Skip to main content

Bia là Ken, Ken chính là bia!


what is your beer?


Bóng đá gắn liền với bia. Nhân dịp muà Euro đang đến, thử ngẫm về “cái sự bia” ở nước Nam. Đi một vòng hàng chục quán, từ quán bar sang trọng nơi uống chai bia bằng cả ngày công của người lao động đến quán cóc đầu đường chỉ với vài cái ghế nhựa thấp, đâu đâu cũng tràn ngập một màu xanh của Heineken. Hẳn không ngoa, khi nói rằng “bia là Ken, Ken chính là bia”.


Vào website của Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam tra thấy hàng trăm nhà máy sản xuất bia. Bia được sản xuất từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc, Trung, Nam, từ doanh nghiệp trong nước, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Hàng trăm nhãn hiệu bia đang hiện diện ở Việt Nam, chưa kể cũng đến chừng đó nhãn hiệu bia quốc tế nhập khẩu. Cơ man nào là bia Tiệp, bia Đức, bia Mỹ, bia Trung Quốc, Mexico, Ireland, v.v cũng thông qua các nhà nhập khẩu tạo ra sự phong phú cho thị trường bia Việt Nam. Thế sao người tiêu dùng Việt Nam chỉ chọn Heineken?


Xin được đưa ra đây những phân tích mang ý chủ quan của người viết. Trước hết, xin nói về tập quán uống bia của người Việt. Người Việt uống bia chưa phải là nhiều nếu tính trên bình quân đầu người so với một số nước trên thế giới. Điểm đáng nói là người Việt khi uống bia, cho dù có nhiều người ngồi cùng bàn thì cũng chỉ một loại bia được chọn. Lý do này hẳn có liên quan ít nhiều đến “thói bình quân chủ nghĩa”, “ai sao mình vậy”, khác biệt rất dễ bị phiền phức. Kế đến là tính độc đáo trong chi trả. Tuy chưa giàu, nhưng cách tính tiền của người Việt thì độc đáo không kém. Một bàn nhậu vài chục người, một vài triệu cho một độ nhậu, thường chi do một “chủ chi” cáng đáng.


Nắm được đặc trưng này, các hãng bia ra chiêu không kém phần độc đáo. Trong các quán nhậu, chúng ta thấy lượn lờ các nhân viên nữ chân dài, ăn mặc mát mẻ, nói năng dịu dàng chuyên giới thiệu bia. Chỉ cần một khách hàng bước vào quán, các em sẽ có mặt và chăm sóc khách hàng tận răng. Chỉ cần chủ xị chọn bia của hãng mình, cô nàng thế là yêm tâm mà rót, mà khui. Một dấu hiệu bảo chứng được thiết lập một cách vô hình nhưng rất an toàn. Cho dù sau đó có thêm năm ba vị khách nữa nhập hội thì cũng chỉ một loại bia mà thôi.


Bộ máy bán hàng của các hãng bia luôn là những người sáng tạo. Thay vì để một vị khách bị bối rối trước năm, thậm chí cả chục cô tiếp thị từ hàng chục hãng bia, phần thắng chắn chắc sẽ về ta nếu quán chỉ cần một mình tiếp thị của hãng mình thì sẽ tha hồ hốt bạc. “Tài trợ”, thô thiển hơn thì có thể gọi là “mua quán” có lý do để xuất hiện. Chủ quán nào mà chẳng muốn có tiền, mà lại là tiền tươi, thóc thật. Mở một quán hết 1 tỷ đồng, vậy là Heineken với cả trăm triệu, thậm chí nhiều hơn tùy tiềm năng tiêu thụ bia của quán sẵn sàng tài trợ để dành quyền duy nhất được hiện diện nhân viên tiếp thị, nhân viên chào mời bia. Bia nào cũng là bia. Tiếp thị lại càng tốt. Khỏi phải thuê mướn nhân viên nhiều. Tiền tài trợ lại còn tốt hơn. Chi phí đầu tư giảm, nghĩa là rủi ro kinh doanh giảm. Vậy là, a lê hấp. Hợp đồng được thiết lập. Hãng khác, đến nước này thì chỉ biết đứng ngoài nhìn bia đối thủ tung hoành ngang dọc như chốn không người.


Ngày qua ngày, cuộc chiến lấy đất dần thuộc về Heineken. Chẳng những lấy đất, Heineken còn dội bom tấn trên truyền thông để lấy lòng dân nhậu. Lòng người đã mất, đất cũng chẳng còn. Vậy là thế độc quyền tự nhiên được tạo ra cho Heineken. Với chiến lược này, cho dù có đến xứ sở bia danh tiếng Đan Mạch với hàng trăm năm trải nghiệm, hàng trăm nhãn bia được ưa chuộng trên toàn cầu; cho dù có đến từ xứ sở Kangaroo như Foster; từ quá khứ “bia con cọp” lẫy lừng BGI; đến ông vua bia châu Á Thái bình dương San Miguel; hay công nghệ bia tươi tiên phong “đi trước một bước” đều phải bó tay quy hàng vì chẳng còn chốn nào chịu bán.


Thắng lợi nối tiếp thành công. Từ ông chủ lớn đến bác phó hồ, ngày ngày bước chân vào quán nhậu cũng chỉ Ken và Ken. Ken vì thói quen, uống nhiều thành thích, nhìn nhiều thành quen. Ken vì biết có gọi bia khác cũng chỉ nhận được lời “xin lỗi, chỉ có Ken” cuả cô chủ xinh đẹp mà thôi. Ngặt nỗi, Ken lại là dòng bia có giá cao nhất trên thị trường bia sản xuất trong nước. Thôi thì phải tìm cớ gì để uống cho trôi cục nghẹn. “Bia sang” thì chẳng phải. Mần thợ hồ cả ngày muốn chết, nhậu Ken vỉa hè với cóc ổi mà sang nỗi gì. Nghĩ mãi, sáng kiến “nhờ uống Ken” ập về quá xá tuyệt.


Nhức đầu. Mình nhớ ra vụ này rồi. Uống mấy thằng khác nhức đầu quá. Ken đâu thấy nhức đầu. Vậy là thêm một chai đi cô chủ. Uống bia thì phải nhức đầu thôi. Cái lý nghe quá xá tuyệt này nghe quen quen. Hổng biết phải uống bia nhức đầu hay nghĩ nó phải nhức vì bia mình uống hôm qua chẳng phải Ken. Nào biết rằng có nước Philippin chỉ uống San Miguel chắc Panadol tha hồ bán chạy. Hay Huda, sản xuất trên dây chuyền thế hệ mới nhất từ Đan Mạch với nguồn nước trong vắt từ thượng nguồn sông Hương được uống khắp nơi ở Huế chắc cũng bị đau đầu hay do dân Huế có phong thổ khác nên không phải dùng đến Panadol.


Ngẫm lại, thấy buồn cho người xứ mình. Ra đường bị xe ép, đến cơ quan bị xếp ép, cắp sách đến trường bị thầy ép nên sức chịu đựng được trui rèn lâu ngày làm thui chột luôn sức phản kháng. Chi đồng tiền làm bằng mồ hôi khó nhọc, với quyền của một thượng đế mà ngay cả muốn uống một loại bia khác cũng quên luôn quyền tối thượng của người mua trong nền kinh tế thị trường. Nghĩ rộng ra, mong chờ gì Việt Nam sánh vai với nước khác.

Thương thay, tiếc thay. Ô hô. A ha.

Sài Gòn, May 28th 2008

Comments

  1. Anonymous3:17 PM

    Em đồng ý là heineken đang thống lĩnh thị trường nhờ đẳng cấp mà chính người uống bia cũng cho là hạng sang. Nhưng nếu "ken" thắng lớn nhờ phân phối thì em không đồng ý cho lắm.
    Tại các quán bia bình dân, bia Sài Gòn đang hiện diện rộng khắp. Đặt biệt là bia Sài gòn đỏ. Vậy nói "Bia là Ken, Ken chính là bia" liệu có quá không?

    ReplyDelete
  2. Bia l Ken, Ken chính là bia chỉ là 1 cách đặt tựa bài. Thông điệp chính là, thế giới này chỉ có một loại bia để uống hay sao!!!

    ReplyDelete
  3. Anonymous8:37 PM

    Nguoi khong biet thi khen Heineken lam tot qua,top-of-mind (khi nhac den beer, moi nguoi nghi den heineken), dan dao thi truong v.v...

    Nguoi lam marketing thi nhin Heineken o Vietnam nhu 1 case thu vi : Tai sao tu dinh vi premium cua Heineken o troi Tay lai rot xuong thanh dong mainstream o VN (co the tim thay o bat cu quan nhau binh dan den nha hang sang trong).

    Brand name "Heineken" ca tram nam dem di danh may thang local brands, khong thang moi la la.

    That buon cuoi !

    ReplyDelete
  4. Ken là thương hiệu Premium? Điều này người viết chưa từng được nghe và cũng chưa thấy ở những nước đã đặt chân đến (Mỹ, Úc, Trung Quốc, Thái Lan,..)

    Ken ở đâu tại Philippine? Nơi chỉ có 1, 2 thương hiệu địa phương?

    ReplyDelete
  5. Anonymous9:39 PM

    (buon cuoi)

    Nguoi viet di duoc bao nhieu nuoc ? Nguoi viet ghe tham het duoc distribution o tung nuoc hay chang ?
    Nguoi viet chua tung thay tai vi chua duoc thay , dieu do khong chu to la Heineken khong duoc dinh vi premium (chang le dinh vi cua Heineken fai duoc "nguoi viet" xac nhan ? ^_^ )

    Trich dan cho 1 cai brand statement ne :
    "Heineken is one of the world’s great brewers and is committed to remaining strong and independent. The brand that bears the founder’s name – Heineken – is available in almost every country on the planet and is the world’s most valuable international premium beer brand."

    Hoi nho 1 cau, ngoai cai chuyen di nuoc ngoai & nghe nguoi khac noi ve dinh vi san pham, thi con cach nao khac de biet duoc dinh vi san pham khong ? (hi vong ban biet tra loi)

    ReplyDelete
  6. Người viết cũng không có nhiều cách lắm để biết về định vị. Bên cạnh những khảo sát từ các tổ chức nghiên cứu uy tín trong từng lĩnh vực và các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp thì, đi, nhìn, hỏi là những cách người viết dùng để đánh giá định vị.

    Rất tiếc, câu trích dẫn của hunterx không cho biết nguồn nên thực sự người viết cũng không dám "bình lựng" lỡ rớt nhầm trúng lời bình của Fan Ken hay website Ken thì khổ.

    Chỉ xin gửi vài cái link từ các tổ chức đánh giá, bình bầu bia gì đó.

    http://mensjournal.com/feature/0507/bestBeer_world.html

    http://www.ratebeer.com/Ratings/BestBeers_012008.asp

    http://inventorspot.com/articles/10_best_beers_5_best_breweries_2008_world_beer_cup_12947

    ReplyDelete
  7. Quả nhiên thêm hai click chuột thì xác nhận được Quote trích từ websiteheineken.
    http://www.heinekeninternational.com/companystrategyprofile.aspx

    May quá, nhờ có sự chỉ bảo của Hunterx nên mới biết bia Heinaken premium do Ken nói mình sang.

    Hèn chi, nhiều thương hiệu Việt Nam "Đẳng cấp thành đạt", "Xứng tầm thế giới", .. hỏi khách ngoại quốc chỉ nhận được sự ngơ ngác: Tôi nghe điều này lần đầu.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Thị trường bia, thời của tay chơi

Tay chơi nào trụ hạng? Trong cái nắng Sài Gòn tháng Tư oi người, các băng rôn quảng cáo “Zorok, hai loại lúa mạch, một vị bia” góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người (2006) còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên đến 3,5 tỷ lít vào năm 2010, mức đầu tư tương ứng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 là 31,809 tỷ đồng. Xem thêm đồ thị về quy hoạch ngành bia Việt Nam đến năm 2010 của Bộ công nghiệp . Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia – rượu – nước

Định
 vị 
Việt 
Nam


Việt
 Nam
 ở
 đâu 
trong 
bản 
đồ 
thế 
giới?
 Câu 
hỏi
 trở 
nên 
nóng 
bỏng 
hơn
 bao 
giờ 
hết vì 
quá 
trình 
toàn 
cầu 
hoá 
diễn 
ra 
ngày 
càng 
mạnh 
mẽ 
và 
sâu 
rộng.
Chắc 
chắn,
“ở đâu”
 hoàn 
toàn
 không 
là 
vị 
trí 
địa 
lý 
mà 
là 
trong 
chuỗi 
giá 
trị 
toàn 
cầu,
trong 
tâm
 trí
 người 
tiêu 
dùng 
thế 
giới. 
 Không 
hẹn 
mà 
gặp,
 Philip 
Kotler,
một 
chuyên 
gia 
tiếp
 thị
 tầm
 cỡ
 thế 
giới,
 và 
như 
mới 
đây 
với 
Michael 
Porter,
 chiến 
lược 
gia 
hàng 
đầu 
thế
 giới, cùng đặt ra câu hỏi này cho Việt Nam. Ai cũng biết một quốc gia cần xác định cho mình một chỗ đứng độc đáo trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Toàn cầu hoá, một thuật ngữ không còn xa lạ ngay cả với người nông dân Việt Nam. “Bếp ăn thế giới” ý của Philip Kotler, hay “nông nghiệp – thuỷ sản” từ Michael Porter chỉ là hai gợi ý có tính tham khảo (vì thực sự các chuyên gia bậc thầy này chưa nhận được một đơn hàng chính thức cho việc xây dựng định vị Việt Nam). Tuy nhiên, mộ

Tình huống trà xanh Không độ và C2

Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh