Skip to main content

Posts

Showing posts from March, 2009

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Thành Đạt về trà Dr.Thanh

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CỦA TẠP CHÍ THÀNH ĐẠT VỚI ÔNG ĐOÀN ĐÌNH HOÀNG, CHUYÊN GIA THƯƠNG HIỆU 1. Thời gian gần đây,có một nhãn hiệu mới ra đời là trà thảo mộc Dr Thanh, ông nghĩ gì về xu hướng phát triển của những loại nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên? >Sẽ tăng trưởng mạnh vì xu hướng tìm đến tự nhiên. Đã chứng thực ở thế giới: Nhật Bản, Đài Loan, Tây Âu, Mỹ. 2. Tại Việt Nam, rất ít thương hiệu mang tên chủ doanh nghiệp. Theo ông, trường hợp của Dr Thanh sẽ tạo ra bước đột phá hay tiềm ẩn nguy cơ? >Cả hai. Khi thành công thì rất bền vững vì tính riêng biệt. Khi thất bại thì ảnh hưởng sẽ lớn vì sự liên đới. 3. Gần hai tháng qua, Dr.Thanh đã áp dụng chiến dịch truyền thông trên tất cả các kênh. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc lại im hơn lặng tiếng. Là một chuyên gia thương hiệu, ông thử đưa ra nhận định của riêng mình về hiện tượng này? >Thực ra, không có sản phẩm tương đương (trà thảo dược) trên thị trường. Trà xanh, là sản phẩ

Góp thêm ý kiến về " thị trường trong nước, thị trường nước ngoài"

(Bài viết hình thành nhân đọc Diễn đàn Quay về thị trường trong nước của TB KTSG) Xem thêm tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/16560/ Vài ý kiến về việc quy về thị trường trong nước: 1. Về chuỗi giá trị: giá trị tạo ra là do tương quan cung cầu. Đúng là nếu thuê thợ Ý may giày thì giá sẽ cao hơn thợ Việt Nam rất nhiều nhưng chắc chắc cũng thấp hơn chi phí thiết kế vì một lẽ đơn giản: việc đào tạo ra một nhà thiết kế khó hơn, lâu hơn, mất nhiều chi phí hơn và cần những điều kiện cần thiết khác (như năng khiếu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, ...) so với tạo ra một người thợ may giày. Phân phối, tiếp thị lấy nhiều giá trị hơn sản xuất vì công đoạn này khó hơn, rủi ro hơn nên ít người làm. Sản xuất dễ làm hơn nên nhiều người làm. Nhiều người làm thì giá phải thấp xuống. Cứ có tiền mua công nghệ, thuê nhân công, mở nhà xường là có thể tạo ra sản phẩm. Nhưng cho dù có tiền thuê công ty quảng cáo, công ty thiết kế, ký gửi hàng cho đại lý thì hàng cũng chưa chắc bán được.

Chiếm lĩnh thị trường nội địa, làm thế nào?

Trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp hướng xuất khẩu mới giật mình hướng về thị trường nội địa. Nông thôn lại là một thị trường có quy mô dân số lớn tại nội địa. Tuy nhiên, để thực sự có chỗ đứng ở thị trường nội địa cũng không dễ dàng, cho dù doanh nghiệp có thế mạnh trong xuất khẩu. Hoạt động của một doanh nghiệp, muốn toàn vẹn phải được đặt trên hai cột trụ là sản xuất và kinh doanh (có thể khác chút ít nếu là doanh nghiệp thương mại). Nói đúng hơn, đó là hai quá trình của một chu trình kinh doanh: (1) tạo ra sản phẩm (sản xuất, mua hàng hay nhập khẩu, v.v) và (2) bán sản phẩm (đã tạo ra trước đó) hay kinh doanh. Rõ ràng, các doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu trước đây, thực ra chỉ giống như xe chỉ chạy trên một bánh. Phần lớn, chúng ta xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu hay gia công sản phẩm dưới thương hiệu của người khác. Yêu cầu chính yếu của giai đoạn này là năng lực sản xuất mạnh, có thể hạ giá thành, có thể cung cấp với số lượng lớn, có thể sản xuất theo những yêu cầu riêng biệt c