Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2007

Thương hiệu là gì?

Thuật ngữ “Thương hiệu” dùng trong bài này xin được giới hạn bởi từ tương đương trong tiến Anh là Brand Tương tự, thuật ngữ “nhãn hiệu” xin được giới hạn bởi từ tương đưong là Trademark Một câu hỏi xưa như trái đất. Có lẽ vậy! Hàng ngày, nhan nhản trên các phương tiện truyền thông, sách báo, internet mỗi người trong chúng ta đều tiếp cận với thuật ngữ này. Tuy nhiên, có bao nhiêu trích dẫn thì có bấy nhiêu cách tiếp cận khác nhau nên sẽ không thừa khi chúng ta cần thống nhất về cách hiểu thuật ngữ thương hiệu thì việc hướng đến xây dựng một thương hiệu mạnh mới có cơ sở thực hiện. Trước hết, xin được cùng điểm qua một tình huống giả định để cùng phân tích trước khi tiếp cận khái niệm thương hiệu. Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam (Vietnam Brewery Co.,) khi tung bia Heineken ra bán ở thị trường Việt Nam đã tuân thủ theo quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của pháp luật Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá. Như vậy, công ty này có đầy đủ các quyền theo quy định

Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam - Bắt đầu từ gốc

Ông Trần Quốc Thái, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Nguyên Thanh, đang phát biểu tại buổi tọa đàm "Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản, giải pháp nâng sức cạnh tranh". Nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng cả nước và ngày xưa được chọn làm trái cây “tiến vua”. Trong một lần dự hội thảo về bảo vệ thương hiệu do chính quyền địa phương tổ chức, nhiều người tham dự mới biết nhãn lồng Hưng Yên có hai loại chính. Loại trái ngọt thì nhiều nước, còn loại ít nước thì lại giòn và ít ngọt. Về thời gian bảo quản, người trồng nhãn chỉ biết áng chừng khoảng 2-3 ngày gì đó. Kể lại những thông tin trên tại buổi tọa đàm “Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản, giải pháp nâng sức cạnh tranh” do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông thủy sản Việt Nam, trực thuộc Saigon Times Club, tổ chức hôm 18-1, bà Lê Thị Minh Trang, Trưởng phòng Chất lượng Metro Cash & Carry, than phiền: “Làm sao có thể mua nhãn lồng mà hôm nay thì ngọt mai lại không ngọt. Rồi nhân viên siêu thị sẽ trả lời sao nếu người mua hỏi

Thương hiệu nông sản Việt Nam: Bức bách!

“Dưới góc độ là người tư vấn thương hiệu, tôi cho rằng việc xây dựng thương hiệu nông sản thực sự là vấn đề bức xúc hiện nay”- Chuyên gia Thương hiệu Đoàn Đình Hoàng khẳng định Tại buổi tọa đàm “Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản - Giải pháp nâng sức cạnh tranh” do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông, thuỷ sản Việt Nam vừa diễn ra (18/1) tại TP.HCM, PV Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia Tư vấn Thương hiệu Đoàn Đình Hoàng xung quanh vấn đề cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam (NSVN). Theo ông Đoàn Đình Hoàng, nhiều mặt hàng NSVN trong các năm qua đã có vị trí khá cao trên thị trường thế giới. Tuy xuất khẩu với số lượng rất lớn nhưng lại chưa chú trọng nhiều đến công nghệ chế biến nên không có được giá bán tốt nhất. Bên cạnh đó, hầu như hàng NSVN xuất khẩu phải qua trung gian nên dễ bị ép giá. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu NSVN, các dịch vụ - thương mại nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản…là những vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay. PV: Thưa ông, với tư cách là chu

Giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam

Sáng nay, tại Saigontimes group, một buổi hội thảo về chủ đề "Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản - Giải pháp nâng sức cạnh tranh" đã được tổ chức với sự tham gia đông đảo giới nghiên cứu nông nghiệp, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, các cơ quan truyền thông. Quả thật, đây là đề tài muôn thưở của nông sản Việt Nam đã được đặt ra từ rất nhiều năm trước đây nhưng vẫn chưa được giải quyết. Diễn đàn thực sự nóng ngay từ lúc khai mạc với bài phát biểu của ông Nam, chủ tịch hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Với những thành tích "nổi bật" từ như xuất khẩu nhất thế giới, cuộc sống người nông dân trồng tiêu giàu lên, ngoại tệ đem về cho quốc gia, sản lượng và năng suất hồ tiêu tăng lên, v.v những tưởng được sự đồng cảm của người tham gia hội thảo lại bị phản biện mạnh mẽ từ nhiều góc độ. Những cảnh báo về phát triển tràn lan, tự phát, tình hình sâu bệnh, kiệt quệ sinh thái, v.v được mổ xẻ mạnh mẽ từ những người đồng cảm sâu sắc với nông nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, một khoảng

WTO và Passio Coffee

Một ngày mới bắt đầu của người Sài Gòn với ly cà phê và tờ báo. Điều hiển nhiên này đã trở thành nét văn hoá của người Sài Gòn. Việt Nam sau ngày 7/11/2006 đã là một thành viên trọn vẹn với 149 người bạn hàng xóm trong sân chơi toàn cầu của WTO. Nét văn hoá cà phê của người Sài Gòn liệu có gì thay đổi chăng? Quả thật là một câu hỏi không dễ trả lời. Để tìm câu trả lời, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu thêm những tác động của WTO đến cuộc sống của mọi người như thế nào? Có rất nhiều kịch bản đang đưa ra để tiên đoán về Việt Nam trên các góc độ khác nhau cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng có một điểm chung được đồng thuận ở mức cao là kinh tế Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng hơn. Sẽ có ngày càng nhiều hơn những người bạn hàng xóm sang mở hãng xưởng kinh doanh trên đất Việt Nam. Cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ nhiều hơn. Nhưng chắc chắn một điều, cạnh tranh cũng sẽ không ngừng tăng lên. Sẽ có nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh buộc phải rời khỏi thị trường. Cũng sẽ có những thuyền trưởng

"Bút bi" cảm

Bi tôi được cài bên ngực trái nên tôi thường nghe trái tim con người đập. Có những trái tim nhân hậu và có những trái tim hèn nhát. .... Con người kẹp tôi giữa những ngón tay mềm mại nhưng cũng có những con người tên là học trò kẹp tôi giữa đôi chân tật nguyền. Lúc đó, tôi khóc. (Chuyện thường ngày, TT 28/11/06) Thật tuyệt vời. Chỉ có một trái tim nhân ái mới lắng nghe được thanh âm trái tim và giọt nước mắt của nghị lực. Cuộc sống có bao nhiêu điều tốt đẹp để ngợi ca và có cả những điều xấu xa để lên án. Giọt nước mắt của người cầm bút có lương tâm và trách nhiệm đã lan toả từ trái tim đến trái tim. Cao cả thay, vinh quang thay nhiệm vụ người cầm bút. Hoa tươi, quả ngọt đang từng ngày hồi sinh dưới làn nước từ tâm trong sáng. Chúc Bút Bi đủ dũng khí để thoát khỏi "vòng kim cô" mang cho đời những ước mơ của "dân chủ, bác ái, thịnh vượng".

Làm thương hiệu thời "hậu WTO"

Khi nền kinh tế tự do bắt đầu sải bước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu cảm nhận được sức nóng của áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp bắt đầu để ý dến thương hiệu. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khi có dịp phát biểu các doanh nghiệp luôn nhắc đến những nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào là cả một mảnh đất lớn để trao đổi. Thông thường, khi bắt đầu doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến việc vẽ lại cho mình một cái logo (vì cái đang dùng có vẻ hơi quê, không còn hợp thời), sáng tác hay "nặn" ra một câu khẩu hiệu (slogan, vì trước đây chưa có hay vì đã có nhưng nghe không oai), làm phim quảng cáo, in ấn tờ rơi, v.v tùy theo mức ngân sách mà doanh nghiệp có những hoạt động truyền thông khác nhau. Doanh nghiệp lại là những người rất nhạy bén với hiệu quả, nên chỉ sau chừng vài tháng đến một năm, mọi chuyện có vẻ sẽ quay lại vạch xuất phát. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu trung các ý sau: 1. Doanh nghiệp nghĩ rằng